Đừng lôi Việt Nam vào “vở bi kịch” ở Myanmar!

Đừng lôi Việt Nam vào “vở bi kịch” ở Myanmar!

Ngày 10/03 và 11/03, Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách Châu Á của Tổ chức theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch đã có hai dòng viết trên Twitter có nhắc đến Việt Nam là một trong bốn quốc gia đang nỗ lực ngăn chặn các động thái lên án cuộc đảo chính quân sự tại Myanmar của Liên Hợp Quốc. Ba quốc gia còn lại là Nga, Trung Quốc, Ấn Độ đều là những cường quốc cả.

Đừng lôi Việt Nam vào “vở bi kịch” ở Myanmar!

Người dân Miến Điện phát động phong trào “Bất tuân dân sự”.

Dòng trạng thái này đã “dắt mũi” hàng ngàn người dân Myanmar, phá hoại tình cảm ngoại giao giữa Myanmar và Việt Nam, khiến nhiều người dân Myanmar nhìn về Việt Nam như là một “kẻ phản diện”. Từ một quốc gia ủng hộ nền hòa bình, đối thoại,… thông qua lời của Phil Robertson thì trở thành một quốc gia độc tài, thiếu tự do, dân chủ, không quan tâm đến luật pháp quốc tế.

Một người dân Myanmar đã trích dẫn lại dòng viết: “Nga, Trung Quốc, Việt Nam đều là những quốc gia độc tài, lạc hậu. Theo báo cáo của HRW và Freedom House, họ đều đứng chót bảng các quốc gia tự do nhân quyền trên thế giới. Việt Nam là quốc gia lạc hậu và thiếu tự do nhất Đông Nam Á. Cám ơn Phil Robertson đã nói ra sự thực, chúng ta cần phải đấu tranh cho cả người Việt Nam nữa, kéo họ ra khỏi chính quyền độc tài cộng sản”.

Tài khoản Soi Bang: “Việt Nam ơi, Đảng cộng sản Việt Nam đã thiết lập chế độ độc tài ở Việt Nam, không có bầu cử nên tôi bất lực và thậm chí không có quyền lựa chọn bầu cử. Tôi rất xin lỗi. Nhưng tôi ủng hộ những người Myanmar”. Một tài khoản Twitter từ Philippines cũng cho biết: “ASEAN xấu hổ vì các bạn. Hãy ủng hộ Myanmar, chúng tôi sẽ ủng hộ các bạn Việt Nam đấu tranh chống lại sự áp bức và độc tài của chính quyền cộng sản. Đừng sợ, hãy tiến lên”.

Đừng lôi Việt Nam vào “vở bi kịch” ở Myanmar!

Giới trẻ tẩy chay quân đội và biểu tình đòi thả bà Aung San Suu Kyi.

Thực tế, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam đều lên án bạo lực đang diễn ra tại Myanmar, yêu cầu bảo vệ tính mạng cho dân thường Myanmar và đối thoại tìm giải pháp hòa bình. Theo thông tin được biết, Nga, Trung Quốc, Việt Nam bày tỏ quan điểm không đồng tình việc gọi tình hình hiện tại ở Myanmar là “một cuộc đảo chính”, điều này khiến cho Liên Hợp Quốc chỉ ra các tuyên bố lên án chứ khó áp đặt các lệnh trừng phạt nhắm vào phía quân đội Myanmar. Hơn nữa, Nga và Trung Quốc yêu cầu Liên Hợp Quốc ngừng việc can thiệp vào nội bộ các quốc gia khác thông qua các hoạt động quân sự, vì điều này trái với với mục đích Liên Hợp Quốc được thành lập và sẽ chấm dứt mọi nỗ lực đối thoại và ngoại giao và Việt Nam được cho là ủng hộ Nga và Trung Quốc về quan điểm này.

Ngày 12/03, Civil Disobedience Movement – tạm dịch là Phong trào bất tuân dân sự viết: “Chúng tôi muốn kết quả của cuộc bầu cử và sự lựa chọn của người dân được tôn trọng. Nhưng thay vì đối thoại, quân đội đang sử dụng súng ống để khủng bố và giết hại người dân”, cùng với việc tag tài khoản Twitter của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, đại diện Việt Nam tại Liên Hợp Quốc và báo Vietnamnews. Phần lớn những tài khoản trích dẫn lại dòng viết trên, đều mong muốn rằng Việt Nam hãy về phía người biểu tình và lên án quân đội Myanmar. Tài khoản Myo Thiri viết rằng: “Tôi không cần người Việt Nam lên tiếng, hãy mặc kệ để Liên Hợp Quốc đưa quân vào Myanmar đi, các bạn lên tiếng làm gì, chúng tôi không cần điều đó. Người dân Việt Nam không dám đấu tranh cho chế độ độc tài thì hãy để chúng tôi đấu tranh. Chính Việt Nam đã giật dây khiến ASEAN thờ ơ với vụ việc ở Myanmar. Tại sao một quốc gia độc tài, thiếu dân chủ lại xứng đáng được tồn tại như vậy”.

Trước đó, Milk Tea Alliance Burma – tạm dịch là Phong trào Liên minh Trà Sữa Miến Điện có sự tham gia của cư dân mạng 6 quốc gia, vùng lãnh thổ là Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Đài Loan, Myanmar, Hong Kong đã không ít lần lên án trực tiếp hoặc gián tiếp Việt Nam vì đã không ủng hộ người biểu tình Myanmar, không tham gia vào liên minh trên. Trước đó, Phong trào Liên minh Trà Sữa Miến Điện từng rất muốn “kết nạp” cư dân mạng Việt Nam thông qua tuyên bố sẽ đấu tranh cho tự do, nhân quyền, dân chủ tại Việt Nam… Nhưng chẳng có cư dân mạng Việt Nam nào tham gia hay đáp lại, ngoại trừ “Việt Tân”.

Cách đây mấy chục năm, Việt Nam bị gần như cả thế giới lên án vì đưa quân tình nguyện sang giúp đỡ nước bạn Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng. Đến giờ, người ta thừa nhận là thảm họa diệt chủng đó là thật, nhưng lại từ chối nói Việt Nam là quốc gia chấm dứt nạn diệt chủng đó.

Với kinh nghiệm lịch sử, Việt Nam hiểu rằng mọi sự can thiệp quân sự từ nước ngoài sẽ không đem lại một nền độc lập, tự do, dân chủ bền vững. Ngoài ra, nếu có một lực lượng quân sự tham gia vào, thì mọi nỗ lực ngoại giao và đàm phán sẽ vô giá trị, sẽ có hàng trăm ngàn người thương vong… Bài học từ các quốc gia Trung Đông, Bắc Phi, Trung Mỹ đã rất rõ ràng rồi. Đấu tranh đúng cách, không phải bằng việc kêu gọi “bẻ sim”, đập phá đường dây cáp quang, phá hoại cơ sở vật chất của doanh nghiệp nước ngoài đang đầu tư vào Myanmar… Cũng chẳng đến từ việc tràn lên mạng xã hội, xúc phạm một quốc gia khác chỉ vì quốc gia đó muốn tuân theo luật pháp quốc tế.

Tifosi/Cánh cò

* Bài viết mang quan điểm và văn phong riêng của tác giả

Nguồn: Tre làng

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *