Trang chủ Luận bàn - Phản biện Phẩm giá của kẻ rước “quà Myanmar” về nước

Phẩm giá của kẻ rước “quà Myanmar” về nước

196
0

Đất nước Myanmar đang trải qua những ngày tháng thách thức khi biểu tình, bạo lực đã và đang xảy ra tại hàng chục thành phố lớn. Và lợi dụng điều này, những kẻ cơ hội lại “được dịp” tiến hành các hoạt động chống phá của mình. Thay vì lên án, chúng lại tỏ ra “hào hứng” ca tụng các vụ biểu tình tại đây và mơ tưởng về việc Việt Nam sẽ biểu tình, bạo loạn…

Phẩm giá của kẻ rước “quà Myanmar” về nước
Trò “mượn gió bẻ măng” của Việt Tân.

Từ khi đất nước Myanmar xảy ra hỗn loạn, các thế lực thù địch, chống đối, cơ hội chính trị đã liên tục lợi dụng sự việc như một cái cớ để tấn công, chống phá chính quyền. Chúng không ngừng suy diễn, xuyên tạc tình hình dân chủ ở Việt Nam, kích động, cổ suý nhưng hành vi phá rối sự bình yên của đất nước Việt Nam.

Nhiều ngày qua, trang mạng Việt Tân đã liên tục đăng tải các bài viết về tình trạng hỗn loạn ở Myanmar. Trong đó, tiêu biểu là các bài viết như “Viễn cảnh biến động tại Miến Điện & tác động đối với phong trào dân chủ VN”, “Cảm phục những chiến binh trẻ tuổi của Myanmar trong những cuộc biểu tình tại Miến Điện”, hay việc trích dẫn bài viết “Phẩm giá người Việt bị vấy bẩn” của đối tượng cộm cán Phạm Minh Vũ. Những bài viết trên đều có một điểm chung là thái độ tung hô, cổ vũ những cuộc biểu tình tại đây, đồng thời so sánh một cách khập khiễng vấn đề Myanmar với Việt Nam. Đặc biệt, trong vụ việc một chi nhánh Mytel tại Ragoon bị đập phá, chúng lộng ngôn rằng Chính phủ Việt Nam “im lặng đến lạnh người” trước những vấn đề tại Myanmar, “Phẩm giá người Việt Nam bị đảng cầm quyền làm ô uế”,  rồi chúng xuyên tạc nhà cầm quyền Việt Nam “không coi người dân ra gì”, rồi cáo buộc “chỉ nghĩ đến quyền lợi của đảng phái của họ mà thôi”. Thậm chí những kẻ chống phá còn kích động giới trẻ Việt Nam bằng cách ca ngợi, “thần tượng hóa” những thanh thiếu niên tham gia biểu tình tại Myanmar.

Nhưng xin thưa, Phạm Minh Vũ hoặc có mắt như mù, hoặc cố tình “giả đò câm điếc” không hay biết tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam về tình trạng bạo lực và thương vong tiếp tục gia tăng tại Myanmar, và lời kêu gọi các bên kiềm chế, không sử dụng vũ lực, đối thoại hòa bình để giải quyết bất đồng, hay mong muốn nước bạn sớm ổn định, vì lợi ích của nhân dân, vì hòa bình, ổn định ở khu vực. Riêng về việc bảo hộ công dân Việt Nam, Bộ Ngoại giao đã yêu cầu Myanmar đảm bảo an toàn tính mạng và các lợi ích chính đáng của người dân cũng như doanh nghiệp Việt Nam tại Myanmar.

Thực chất, những giọng điệu giả tạo tung hô, ca ngợi bạo loạn ở Myanmar chỉ là muốn Việt Nam sẽ có biểu tình, bạo loạn, muốn tái hiện kịch bản phá hoại an ninh quốc gia như vụ việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD981 vào vùng lãnh hải Việt Nam (2014), hay vụ việc tại nhà máy Formosa (2016), đặc biệt là vụ bạo động tại Bình Thuận (2018) do chính các đối tượng này kích động với lý do “phản đối Dự thảo Luật Đặc khu”.

Trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đất nước Việt Nam luôn khẳng định dân chủ là bản chất của chế độ, dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới. Nào có mấy quốc gia lo cho sức khỏe và an toàn cho người dân đến vậy. Chúng cố tình suy diễn vấn đề Myanmar để xuyên tạc, hòng tạo ra nhận thức sai lệch thực tiễn vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Rõ ràng, những nhà “dân chủ” tự xưng đã và đang “vạch áo cho người xem lưng”, chứng minh bản chất trong việc ngấm ngầm tuyên truyền, kích động tâm lý tiêu cực tới một bộ phận quần chúng nhân dân, nhất là giới trẻ qua vụ biểu tình tại Myanmar.

Đất nước Việt Nam đang có một cuộc sống hòa bình, yên ấm mà không phải quốc gia nào cũng có được. Tôi tin chắc rằng 100% người dân Việt Nam đều tha thiết mong muốn một cuộc sống yên bình như vốn có, mà ở đó người dân được bảo vệ tính mạng và sức khỏe trước dịch Covid-19. Nền kinh tế rộng mở chào đón những nhà đầu tư và các chuyên gia đến Việt Nam sinh sống và làm việc. So với nhiều nước khác, chúng ta cũng đang có một thế mạnh rất lớn, đó là xã hội ổn định, và một cuộc sống bình yên. Lúc này đây, tôi lại càng thấm thía câu nói hôm nào của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: “Cuộc sống của người Việt Nam hôm nay đang là mơ ước của nhiều nước”. Lúc ấy, hình như cũng có người bảo sao so sánh gì lạ kỳ thế.

Nhưng ngày hôm nay, có lẽ, tất cả đều nhận ra rằng, đúng là người Việt đang sống cuộc sống trong mơ của không ít người, thưa những kẻ khua môi múa mép ạ.

Hải Anh

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.


Nguồn: Cánh cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây