Nhận diện chiêu trò “tự ứng cử” và “tẩy chay bầu cử”

Nhận diện chiêu trò “tự ứng cử” và “tẩy chay bầu cử”

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đang đến gần. Đây là cơ hội để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua việc lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu, có đức, có tài, xứng đáng đại diện cho nhân dân tại Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Đây cũng là dịp để tiếp tục xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Do đó, việc lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ mới được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.

Bầu cử là cách thức người dân thực hiện quyền lực nhà nước của mình, lựa chọn ra những đại biểu mà mình tín nhiệm để tham gia vào các cơ quan dân cử, trong đó cao nhất là Quốc hội. Khi nói về bầu cử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức, để gánh vác công việc nước nhà. Trong cuộc tuyển cử, hễ là người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân đều có quyền đi bầu cử. Không phân chia gái trai, giầu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam đều có hai quyền đó”.

Tuy nhiên, đến hẹn lại lên, sau chiến dịch chống phá Đại hội Đảng các cấp, các thế lực thù địch, phản động, số đối tượng cơ hội chính trị lại bắt tay vào chiến dịch mới  – chiến dịch phá hoại cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp.

Do đó, những ngày qua và trong thời gian tới, chúng ta sẽ thấy tràn lan trên mạng xã hội hai xu hướng chính để phá hoại bầu cử là “tẩy chay bầu cử” và thực hiện chiêu trò “tự ứng cử”. Đây là hai xu hướng có mối liên hệ hữu cơ với nhau, tự ứng cử cũng sẽ là một chiêu trò để hướng tới phá hoại bầu cử, kêu gọi tẩy chay bầu cử.

Dù biết chắc rằng việc ứng cử sẽ thất bại nhưng các đối tượng vấn cứ tiến hành. Vì biết chắc, đây là quyền của công dân, cho nên không có rào cản nào để ngăn cản môt quyền cơ bản của con người như vậy. Cho nên, trên trang facebook cá nhân của các đối tượng Lê Dũng Vova, Lê Trọng Hùng, Nguyễn Đình Cống, Lê Chí Thành… đang tích cực lên mạng rêu rao về bản thân, tiến hành làm hồ sơ để “tự ứng cử đại biểu Quốc hội”.

Nhận diện chiêu trò “tự ứng cử” và “tẩy chay bầu cử”

Nhận diện chiêu trò “tự ứng cử” và “tẩy chay bầu cử”

Nhận diện chiêu trò “tự ứng cử” và “tẩy chay bầu cử”

Trò hề của những con rối

Những kẻ chống phá có thâm niên lâu năm này chẳng phải “ngây thơ” về câu chuyện bầu cử hay ảo tưởng về sức mạnh bản thân. Dù thừa biết bản thân mình không đủ tư cách, điều kiện để tham gia ứng cử Đại biểu Quốc hội và chắc chắn sẽ bị “loại từ vòng gửi xe”, nhưng vẫn tích cực “ứng cử”.

Nhưng bằng thủ đoạn này, các đối tượng đang cố biến tướng, đánh lạc hướng dư luận, hình thành một sự lầm tưởng rằng Đảng, Nhà nước “gây khó dễ” cho những người tham gia ứng cử; tạo cớ cho các “mõ làng” núp bóng báo chí như BBC, VOA, RFA, RFI, Thoibao.de… lên bài vu khống cuộc bầu cử tại Việt Nam là “thiếu tự do, dân chủ”, kích động. Sau khi “ứng cử thất bại”, chúng sẽ vận dụng đến chiêu bài thứ hai: tẩy chay bầu cử. Cho nên, đây là một chiêu trò chống phá có chủ đích, vô cùng thâm hiểm.

Đó là giai đoạn thứ nhất của chiến dịch chống phá bầu cử cũng là bước đà để các đối tượng thực hiện giai đoạn thứ hai khi rêu rao đòi tẩy chay bầu cử. Chỉ cần nhận kết quả phiếu bầu thấp sau nhiều chiêu trò PA hình ảnh, các đối tượng lập tức tung ra nhiều luận điệu sai trái để bôi bẩn hoạt động bầu cử tại Việt Nam, đại loại như: “Cuộc bầu cử Quốc hội do Đảng Cộng sản lãnh đạo không thể hiện ý chí, nguyện vọng của Nhân dân nên không cần đi bỏ phiếu”, “bầu cử tại Việt Nam không có tự do, dân chủ”, “phải thay đổi chế độ bầu cử tại Việt Nam”, “bầu cử không có nghĩa lý gì”…

Từ đây, các “nhà dân chủ” bắt đầu tung ra những luận điệu đòi phải thay đổi “những quy định khắt khe” về đề cử, ứng cử, lập danh sách ứng viên, bãi bỏ việc hiệp thương, xóa bỏ quan điểm “Đảng cử dân bầu”. Đây là vấn đề mang tính quy luật, được các đối tượng tái diễn qua các sự kiện chính trị lớn của đất nước. Vì thế, chúng ta cần nhận diện rõ âm mưu đó và tẩy chay, lên án những kẻ cơ hội chính trị, phản động tham gia hoặc cổ vũ những chiêu trò như trên.

Mã Phi Long

Nguồn: Bản tin Dân chủ

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *