10 năm cuộc nội chiến Syria: Nỗi đau còn ở lại!

10 năm cuộc nội chiến Syria: Nỗi đau còn ở lại!

10 năm cuộc nội chiến Syria: Nỗi đau còn ở lại!

Hôm nay, 15/3/2021, kỷ niệm 10 năm cuộc nội chiến đẫm máu ở Syria – một trong những cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất của nhân loại mà hậu quả còn đến tận bây giờ. 10 năm qua, người dân Syria vẫn đang vật lộn trong nghèo nàn, lạc hậu, bị thế lực nước ngoài kiểm soát lãnh thổ, bị khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng của cái gọi là “mùa xuân Ả Rập” mà tôi đã có bài tổng hợp, phân tích, Syria – cùng một số quốc gia khác ở Trung Đông và Bắc Phi – đã lâm vào cảnh huynh đệ tương tàn, chiến tranh liên miên chưa biết bao giờ mới chấm dứt!

Thời điểm này, tình hình Syria không còn là tin tức nổi bật trên các mặt báo, đặc biệt là trong bối cảnh dịch Covid-19 như hiện nay, tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là hòa bình đã trở lại với đất nước này – một đất nước bị chia cắt và nền kinh tế trên bờ vực sụp đổ. 10 năm chiến tranh liên miên tàn phá cũng là một thập kỷ mất mát của quốc gia này, để lại những tác động lâu dài đối với khu vực và thế giới.

10 năm cuộc nội chiến Syria: Nỗi đau còn ở lại!

Al-khatoun từng là một nông dân khá giả tại Syria, sau 10 năm chiến tranh, giờ ông không 1 xu dính túi, không nhà cửa. Nỗi đau lớn nhất là ông đã mất vợ và 13 người con trai trong cuộc xung đột suốt 10 năm qua. Hoàn cảnh của gia đình ông không phải là cá biệt hay xa lạ gì tại Syria. Có lẽ, khi cùng xuống đường vào ngày 15/3/2011, người dân Syria không thể hình dung được rằng cuộc xung đột và khủng hoảng ngày đó đã leo thang thành thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất thế giới kể từ sau thế chiến thứ 2. Từ đó đến nay, chiến sự giữa quân đội, phe chính phủ, lực lượng người kout và cả tổ chức Hồi giáo tự xưng IS đã biến quốc gia này trở thành vùng lãnh thổ nằm dưới sự kiểm soát của nhiều thế lực xung đột về hệ tư tưởng và lợi ích. Tất cả nỗ lực ngoại giao tìm kiếm giải pháp giải quyết xung đột đều thất bại. Các thỏa thuận bị phá vỡ ngay khi vừa ký kết.

Sau 10 năm, chính quyền Basaa Al Assad đã khôi phục chừng 70% quyền kiểm soát lãnh thổ, thế nhưng phần lãnh thổ còn lại là nơi chiếm 80% nguồn dầu mỏ và khí đốt của nước này hiện vẫn đang “chia 5 xẻ 7”. Tiến trình chính trị tại đây giờ chuyển sang giai đoạn đàm phán sửa đổi Hiến pháp nhưng vẫn dậm chân tại chỗ hơn 1 năm qua. Một cuộc bầu cử Tổng thống dự kiến được tổ chức trong năm nay nhưng cuộc khủng hoảng tại đây chưa hề đi đến hồi kết.

Không thể xác định dược hết mức độ tàn phá, nhưng người dân Syria đã phải chịu đựng các tội ác kinh hoàng nhất mà thế giới đã chứng kiến trong thế kỷ này, mức độ của những hành động tàn bạo đã làm chấn động lương tâm – Antonio Guiterres – Tổng thư ký LHQ phát biểu.

Theo ước tính, cuộc xung đột kéo dài 1 thập kỷ qua đã cướp đi sinh mạng của hơn 388 ngàn người, thiệt hại kinh tế lên tới hơn 400 tỷ USD; hơn một nửa dân số nước này phải rờ bỏ nhà cửa đi lánh nạn; khoảng 2,5 triệu trẻ em Syria đang phải sống trong các trại tị nạn trong tình trạng tuyệt vọng. Đất nước Trung Đông này có nguy cơ đánh mất cả một thế hệ khi mà có một nửa số trẻ em tại Syria đang sống trong tình trạng không một ngày mà không có tiếng súng.

Hãy nhìn tình hình Syria, nhìn hoàn cảnh của các nước hứng chịu hậu quả khủng khiếp của “Mùa xuân Ả Rập” và gần hơn, hãy nhìn tình cảnh Myanmar bây giờ để hiểu giá trị của độc lập, tự chủ, tự quyết mà dân tộc ta đã phải ngàn đời đánh đổi bao nhiêu xương máu mới có được. Và hãy tự nhủ rằng, cần phải làm hết sức để không bao giờ đưa đất nước đến tình cảnh như thế.

(tham khảo từ VTV)

Trần Hoàng Chinh

Nguồn: Diễn đàn Dân chủ

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *