Tình hình Myanmar tiếp tục rơi vào hỗn loạn sau cuộc đảo chính của quân đội. Những người biểu tình liên tiếp có những động thái phức tạp đối đầu với quân đội trong khi quân đội không cho thấy dấu hiệu của sự nhượng bộ.
1. Ngày 10/3, tại New York, Hội đồng Bảo An Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp và thông qua Tuyên bố Chủ tịch HĐBA về tình hình ở Myanmar theo đề nghị của Anh. Trong đó, HĐBA bày tỏ quan ngại về những diễn biến gần đây sau khi quân đội tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Myanmar ngày 1/2, việc bắt giữ các thành viên chính phủ và kêu gọi thả ngay những người này. HĐBA lên án các bạo lực và hạn chế, khẳng định tiếp tục ủng hộ tiến trình dân chủ, kêu gọi tôn trọng quyền, tự do cơ bản của con người và pháp quyền, khuyến khích đối thoại hòa bình, hòa giải phù hợp với ý chí và lợi ích của người dân Myanmar.
HĐBA cũng ủng hộ mạnh vai trò, nỗ lực của ASEAN, việc ASEAN sẵn sàng hỗ trợ Myanmar và ra Tuyên bố Chủ tịch ASEAN ngày 2/3, trong đó nhắc lại mục đích và nguyên tắc của Hiến chương ASEAN, kêu gọi kiềm chế và tìm giải pháp hòa bình thông qua đối thoại xây dựng và hòa giải thiết thực.
HĐBA cũng bày tỏ ủng hộ vai trò trung gian của Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ về Myanmar, khuyến nghị Đặc phái viên tiếp tục duy trì liên lạc với các bên liên quan và sớm vào thăm Myanmar.
Liên quan đến tình hình nhân đạo, HĐBA kêu gọi bảo đảm tiếp cận nhân đạo an toàn và không bị cản trở cho tất cả mọi người, lo ngại tình hình sẽ làm trầm trọng hơn các thách thức ở Rakhine, trong đó có việc hồi hương an toàn, tự nguyện và bền vững.
HĐBA khẳng định ủng hộ người dân Myanmar, cam kết đối với chủ quyền, độc lập chính trị, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất của Myanmar.
Tham gia đóng góp, xây dựng đối với Tuyên bố Chủ tịch trên, Việt Nam nhấn mạnh yêu cầu phải chấm dứt ngay bạo lực, ổn định tình hình, bảo đảm an toàn cho dân thường. Việt Nam cũng kêu gọi kiềm chế tối đa, tiến hành đối thoại để hướng tới một giải pháp thỏa đáng, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Myanmar và ý chí, nguyện vọng của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình dân chủ diễn ra suôn sẻ. Đồng thời, Việt Nam thông báo các nỗ lực của ASEAN trong thúc đẩy đối thoại, tìm kiếm giải pháp cho vấn đề này và ASEAN sẵn sàng giúp đỡ Myanmar một cách thiện chí, phù hợp với các mục đích, nguyên tắc của Hiến chương ASEAN.
2. Trong khi đó, một số kẻ vẫn tấu hài
– Đầu tiên là Phil Roberson – Giám đốc của cái gọi là “Tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế” (Human Right Watch – HRW) viết trên Twitter rằng: “Người dân Miến Điện nên biết rằng Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vẫn chưa có phản ứng gì về cuộc đảo chính quân sự tại Myanmar là bởi mấy kẻ phản diện này đã ngăn chặn bất cứ hành động nào. Nga, Trung Quốc, Ấn Độ & Việt Nam.”
Không ngờ vai trò của Việt Nam trong Liên hợp quốc lại quan trọng thế, muốn có phản ứng gì cũng phải được Việt Nam thông qua.
Thứ 2 là trên trang 9gag bất ngờ xuất hiện một bài cảm thán “Myanmar ngày nay giống Polpot trong quá khứ, nhưng giờ đây chúng ta không có Việt Nam đến tiêu diệt chế độ độc tài nữa”…
Ngay sau khi bài viết được đăng tải, lực lượng phím chiến của Việt Nam đã lập tức bỏ tạm ly diệu đang uống dở xuống để khai sáng cho trang 9GAG (khá nhiều ngôn từ mạnh mẽ):
(Hà Lê Tuấn): Bọn tôi không rảnh nhé, tự nhiên đang uống cafe sướng ngất ra lại kêu đi uýnh giúp, xong rồi lại ăn cháo đá bát như thằng gì gì đó à.
(Quốc Đại): Anh em nào gần đường Láng Hạ – Hà Nội chạy ra đây nhậu với tôi đê, haha.
(Trần Phong): Đi mà nhờ người anh TQ của các bạn ấy =)))
(Tú Trịnh) Thôi dẹp, giúp xong lại gán cho cái tội xâm lược thì mệt lắm, bọn em mắc 1 lần thôi, chả có lần 2 đâu nhé!
(Đỗ Đức Hoàng) Thôi không nhé. Các cụ của bọn tôi ngày xưa sang giúp xong thằng gì đó, xong đến đời con cháu thì lại đòi đất với kêu xâm lược thì cũng chịu.
(Đoàn Ngọc Kiên): Các bạn tự lo đi nha, nếu là Lào hay Cuba thì anh em chúng tôi sang liền chứ nước khác thì chịu, tối này có hẹn với nyc rồi.
(Dương Phạm) Nhà bao việc!
(Trần Duy) Tụi tôi giờ tan làm là đi nhậu chứ hơi sức đâu đi bỏ xương máu ra rồi lại bị mang tiếng cướp nước.
“MỘT DÂN TỘC KHÔNG TỰ LỰC CÁNH SINH MÀ CỨ NGỒI CHỜ DÂN TỘC KHÁC GIÚP ĐỠ THÌ KHÔNG XỨNG ĐÁNG ĐƯỢC HƯỞNG ĐỘC LẬP”.
Trần Hoàng Chinh
Gửi một nhận xét của bạn về bài viết:
comments
Nguồn: Diễn đàn Dân chủ