Gs Nguyễn Đình Cống đăng đàn tự ứng cử đại biểu Quốc hội

Gs Nguyễn Đình Cống đăng đàn tự ứng cử đại biểu Quốc hội

Quyền bầu cử và ứng cử là những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong các bản Hiến pháp của nước ta từ trước tới nay. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, với mỗi kỳ bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp, ngoài Đại biểu được cơ quan, đoàn thể giới thiệu ứng cử thì công dân có quyền tự ứng cử nếu đáp ứng đủ điều kiện. Lợi dụng vấn đề này, một số anh em trong làng dân chủ đã công khai trên mạng internet rằng sẽ tự ứng cử đại biểu Quốc hội, như gần đây có anh Giáo sư Nguyễn Đình Cống.

Gs Nguyễn Đình Cống đăng đàn tự ứng cử đại biểu Quốc hội

Giáo sư Nguyễn Đình Cống

Chiêu trò “tự ứng cử Đại biểu Quốc hội” không mới, như trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021, chúng ta cũng đã được chứng kiến một “làn sóng” tự ứng cử của các “nhà dân chủ” và một số văn nghệ sĩ biến chất.

Có thể thấy một trong vấn đề dẫn đến sự thất bại của các anh dân chủ nhà ta khi tự ứng cử Đại biểu Quốc hội, đó là các anh thường bị loại ngay từ “vòng gửi xe”, tức là ngay từ khi lấy phiếu tín nhiệm ở nơi cư trú. Thử hỏi, một anh vô công rồi nghề, suốt ngày lên mạng chửi đời, nói xấu chế độ, bôi nhọ lãnh tụ; không tham gia hoạt động đoàn thể cũng chẳng giúp đỡ bà con lối xóm, thì lấy đâu ra phiếu tín nhiệm của cử tri nơi cư trú? Là người công dân tốt còn chưa làm được thì làm sao trở thành đại biểu tốt cho người dân.

Đơn cử như trường hợp của anh Nguyễn Quang A, trong lần bầu cử Đại biểu Quốc hội đợt trước; chỉ đạt vẻn vẹn 6/75 phiếu tín nhiệm tại hội nghị lấy phiếu tín nhiệm nơi cư trú, mà trong số 6 phiếu này, có 4 người là con và bà cô, con dâu bà và một cậu em con ông chú.

Khi không đủ điều kiện và bị loại qua các vòng hiệp thương, một số anh lại lên mạng xã hội rêu rao những luận điệu hết sức sai trái như: chỉ có những người “theo phe” Đảng Cộng sản mới có cơ hội ứng cử đại biểu Quốc hội; phải để các ứng cử viên tự do tranh cử, dựa trên chữ ký của cử tri mà không cần phải trải qua hiệp thương; Đảng Cộng sản cố tình “cản trở” người ngoài Đảng tự ứng cử vào đại biểu Quốc hội v.v…

Gs Nguyễn Đình Cống đăng đàn tự ứng cử đại biểu Quốc hội

Nguyễn Đình Cống đăng đàn ứng cử đại biểu Quốc hội

Gần đây anh Giáo sư Nguyễn Đình Cống, khi tự ứng cử đại biểu Quốc hội đã khẳng định luôn trên đài BBC rằng, khả năng trúng cử của mình là rất thấp “dưới 1%”. Để chữa thẹn, anh nói với nhà đài rằng “Đoán là rất thấp, rất rất thấp, nhưng cũng có thể là rất cao. Xác suất lọt qua vòng 1 (cuộc họp cử tri) khẳng dưới 20%, khi qua vòng 1, vào vòng 2 hiệp thương thì xác suất lọt qua giảm xuống 10%. Nếu được vào vòng 3 thì xác suất chỉ còn dưới 1%. Nhưng nếu lọt qua vòng 3 để bào danh sách cho dân bầu thì khả năng trúng cử sẽ trên 85%”. Chẳng hiểu vòng 1, vòng 2 thì không dân thì ai bầu cho anh.

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, quyết định các vấn đề của địa phương do luật định, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của HĐND.

Chính vì vậy, những người tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định. Trong đó, các tiêu chuẩn cơ bản đối với ứng viên là: Trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác; có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội; liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm…

Vi vậy, những người tự ứng cử như Nguyễn Quang A hay gần đây là giáo sư Nguyễn Đình Cống chỉ là hình thức đánh bóng tên tuổi, gây sự chú ý của các thế lực bên ngoài. 

Share this

Nguồn: Người con Đất Mẹ

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *