Trang chủ Luận bàn - Phản biện Chó lợn thì không cần CCCD gắn chip

Chó lợn thì không cần CCCD gắn chip

277
0

Sáng nay đọc báo thấy bác Võ Thái Trung hỏi, “chíp điện tử được gắn trên thẻ Căn cước công dân (CCCD) có thể kiểm soát các hoạt động của từng cá nhân không?” và Bộ Công an trả lời: “…Chíp được gắn trên thẻ CCCD là để lưu trữ các thông tin của công dân trên thẻ CCCD với mục tiêu là tạo điều kiện thuận tiện cho công dân thực hiện các giao dịch hành chính, đi lại, nâng cao hiệu quả của Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Chíp gắn trên thẻ CCCD không có chức năng định vị, theo dõi để xác định vị trí của công dân. Việc tích hợp, sử dụng thông tin trên chíp tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin”.

Vậy đã rõ, không cần giải thích gì thêm.

Câu chuyện cấp CCCD gắn chíp thực ra không mới và cũng là câu chuyện bình thường của cơ quan quản lý, nhưng nó nóng lên từ năm ngoái khi được báo chí vạch vòi làm phức tạp vấn đề và đám dân chủ xôi thịt cùng các thế lực thù địch lợi dụng đẩy lên quá giới hạn, nhằm m.ục đích phá hoại một chủ trương đúng đắn và cần thiết.

Chó lợn thì không cần CCCD gắn chipKhông phải hôm nay mà từ năm ngoái, đám chó dại đã ẳng lên phán xét, phản đối và thậm chí bày cách chống lại chủ trương cấp thẻ căn cước công dân có gắn chíp (Xem ảnh chụp màn hình). Nhiều luận điệu bẩn bựa vô căn cứ được tung lên mạng, mà mục tiêu đâm chọc là ngành công an và chính phủ. 

Tôi trích thằng Fb Dung Đinh: 

“Đây là cách chúng ngồi không vẽ cho ra có việc làm rồi ăn tiền dân. Căn cước mới đổi giờ lại đổi mà mấy chục ngàn một cái, vừa hành dân nữa”.

Tôi lại trích tiếp một thằng nữa là Fb Minh Phuong Nguyen: 

“Gói 62 ngàn tỷ mà thấy kêu ăn chặn, ăn bớt, ăn… đủ thứ, vậy thì “gói” này có 3 ngàn tỷ, liệu đủ cho vài ngoán tay “chấm rồi mút” không nhỉ? Ông tướng nên đề xuất nhiều hơn đi”.

[Thôi trích]

Nói trắng ra, cả 2 thằng mà tôi vừa trích đã mượn câu chuyện cấp đổi căn cước công dân có gắn chíp để chọc ngoáy, đá xéo chế độ. 

Tôi nghĩ kệ mẹ chúng nó, “chó cứ sủa và chúng ta cứ đi”. 

Trừ những loài động vật thuộc diện bảo tồn thì loài chó lợn như 2 thằng viết status mà tôi chụp ảnh màn hình dưới đây thì không cần phải “căn cước gắn chíp”:

Chó lợn thì không cần CCCD gắn chip

Chó lợn thì không cần CCCD gắn chip

Ở Mỹ, châu Âu hay các nước quanh ta như Singapore, Malaysia… đều đã sử dụng căn cước công dân có gắn chíp. Nhưng họ khác ta ở chỗ, họ cứ cấp, cứ đổi mà không cần thông báo cho công dân của mình biết là căn cước công dân ấy có được gắn chíp hay không. Căn cước công dân sử dụng mã vạch hay nâng cấp bằng việc gắn chíp là việc của cơ quan quản lý, không phải việc của người dân. 

Ở Việt Nam, do quá dân chủ, quá minh bạch, nên câu chuyện cấp mới, cấp lại hay đổi căn cước công dân có gắn chíp mới bị đem ra làm mồi cho đám chó dại chống nhà nước như thế này. 

Về bản chất, thẻ căn cước công dân gắn chíp cũng là một cái Chứng minh nhân dân mà ta quen gọi là Chứng minh thư mà thôi. Đó là một loại giấy tờ tùy thân của công dân, trong đó có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đặc điểm căn cước, lai lịch của người được cấp và có giá trị sử dụng trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Theo luật căn cước công dân, chứng minh nhân dân được đổi thành căn cước công dân vào năm 2016. Hiện tại, ngoài 16 triệu thẻ căn cước công dân mã vạch đã được cấp thì chứng minh nhân dân 12 và 9 số vẫn có đầy đủ giá trị pháp lý. Nếu cách đây 2 năm, chúng ta có hạ tầng kỹ thuật tốt, có đủ kinh phí và tự sản xuất được chip rẻ như bây thì hẳn sẽ không có câu chuyện thẻ căn cước mã vạch.

Về ưu điểm, có thể nói vắn tắt là thẻ căn cước công dân có chíp mang lại lợi ích nhiều hơn cho người dân và cả cơ quan quản lý. 

So với thẻ căn cước công dân sử dụng mã vạch thì thẻ căn cước công dân gắn chíp lưu trữ được nhiều thông tin hơn, tích hợp thêm được nhiều thông tin liên quan khác như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bằng lái xe… Do tích hợp đầy đủ các thông tin nên người dân đi giao dịch và làm các thủ tục sẽ không phải mang nhiều loại giấy tờ, tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi và giảm chi phí cho việc công chứng giấy tờ truyền thống, tạo thuận lợi cho công dân khi thực hiện các giao dịch vụ trực tuyến của Chính phủ điện tử. 

Một ưu điểm cực lớn nữa là tính bảo mật của chíp rất cao nên thông tin định danh của công dân được lưu trên thẻ này là không thể thay đổi, không thể giả mạo và việc đối sánh sinh trắc học có thể được thực hiện ngay trên chíp, hạn chế tối đa giả mạo danh tính vì nó được thiết kế chống làm giả, chống cài đặt trái phép. Ngoài ra, việc xác thực danh tính có thể thực hiện offline mà không cần đường truyền Internet.  

Với những ưu điểm vừa nói ở trên, áp dụng trên thực tế thì người dân là được hưởng lợi nhiều nhất. Vừa nhanh, vừa gọn, vừa tiết kiệm thời gian công sức tiền bạc. Hay hơn nữa là người dân không bị hành khi chạy thủ tục hành chính. Nhờ có nó mà nạn hạnh họe, làm khó người dân để kiếm chác ở một số cán bộ sẽ biến mất. 

Đối tượng hưởng lợi thứ hai là cơ quan quản lý. Chỉ cần có cái thẻ này, cơ quan quản lý sẽ có đầy đủ thông tin mà không cần phải liên hệ xác minh. 

Riêng đối với tội phạm, việc cấp thẻ căn cước công dân gắn chíp làm cho chúng sợ hãi vì thẻ này không thể làm giả, không thể ăn cắp thông tin cá nhân để thực hiện hành vi phạm pháp. Một khi đã bị kiểm tra căn cước công dân, chỉ một cái máy quét trong vài giây thì lập tức danh tính thực của đối tượng đã lộ diện với đầy đủ thông tin về lai lịch, lịch sử nhân thân, tiền án, tiền sự, những vụ việc còn đang nghi vấn… Chính vì điều này, đám tội phạm,  những kẻ bất lương đã ra sức phản đối như lợn bị chọc tiết (xem các ảnh bên). 

Ngoài việc sợ bị lộ bản chất, chúng còn sợ bị định vị, sợ lộ ra những nơi chốn chúng hay đi đến, sợ lộ những mối quan hệ mờ ám ngoài xã hội… He he, thật nực cười cho hiểu biết của chúng vì con chíp này được thiết kế để không thể định vị được. Đây là sự khác biệt giữa Việt Nam và Mỹ khi cấp thẻ căn cước cho công dân. 

Ở Mỹ, cơ quan quản lý sẽ cấp cho anh một thẻ căn cước (hay còn gọi là thẻ định danh) mà không cần giải thích nó cấu tạo như thế nào có chíp hay không và con chíp đó có định vị được hay không, đồng thời khuyến cáo công dân khi ra khỏi nhà thì phải mang theo. Và thật ngạc nhiên, nếu các anh chị mang theo thẻ này bên người, ngồi trong ô tô, chạy trên xa lộ hay đâu đó thì cảnh sát Mỹ có thể biết người ngồi trong xe là ai, là người như thế nào có tiền án tiền sự gì không. 

Còn ở Việt Nam, trừ những người chưa phạm tội lần nào, chưa hề vi phạm những lỗ hành chính nghiêm trọng, thì số còn lại, việc tìm ra các anh ở đâu, làm gì là việc không mấy khó khăn mà cũng không cần dùng đến con chíp nào cả. Nói như thế để thấy nỗi sợ hãi bị định vị là nỗi sợ hãi khá tào lao. 

Trên mạng FB, các anh chị chửi anh linh mục Nguyễn Duy Tân khi có status: “Việc gắn chíp thẻ căn cước công dân khác nào gắn chíp điện tử cho chính người mang thẻ! Muốn biết người này đi những đâu? Vào lúc nào? Cùng với những ai? Chỉ cần ngồi tra định vị là biết ngay chi tiết” hay chửi anh Thạch Vũ (xem hình trên) với việc bày cách cho người dùng phá hoại Thẻ căn cước công dân… Thực ra, stattus của đối tượng này về hình thức là phản đối cái thẻ gắn chíp, nhưng bản chất là chống chính quyền thông qua chống chính sách. Với các đối tượng này, bất cứ chính sách nào của nhà nước cũng đều bị xuyên tạc, bỉ bôi và chống. Bởi thế cũng không lạ khi đám óc chó phát rồ lên khi Bộ công an đề xuất phương án cấp thẻ căn cước công dân có gắn chíp.

Nguồn: Tre làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây