Sau khi ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử chức Tổng Bí thư tại Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, giới chống Cộng đã tập trung công kích cá nhân ông Trọng, để qua đó hạ uy tín chế độ. Trong luồng dư luận công kích này, có không ít thông tin sai sự thật, hoàn toàn bịa đặt. Chẳng hạn, một tài khoản tên Nguyễn Hiếu đã viết rằng Nhà nước Việt Nam “ngăn cấm dân viết/biết về cuộc chiến chống xâm lược tháng 02/1979”, và rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một người Trung Quốc có tên thật là Hoàng Vi:
Đây là một thông tin sai sự thật. Trong thực tế, Chiến tranh Biên giới phía Bắc năm 1979 đã được đề cập đến trong sách giáo khoa lớp 12, được nhắc đến trong các bài báo được viết vào dịp kỷ niệm hằng năm. Nhà nước đã chủ động tổ chức các hoạt động tưởng niệm cuộc chiến, và cũng không ngăn cản hoạt động tưởng niệm của các cá nhân, miễn là diễn ra trong trật tự:
Không dừng ở đó, bức ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mà bài viết sử dụng cũng là ảnh giả, được chỉnh sửa bằng phần mềm. Nếu để ý, ta sẽ thấy các vết ố trên ảnh phân bố không đều, gương mặt nhân vật hầu như không dính vết ố. Gọng kính của nhân vật trong ảnh trông rất hiện đại, và trùng với gọng kính mà ông Trọng thường đeo trong những năm gần đây. Như vậy, nhiều khả năng các nhà chống Cộng đã dùng phần mềm để sửa ảnh mới của ông Trọng cho trẻ lại, sau đó ghép vào bức ảnh đen trắng đã ố vàng, để giả làm ảnh cũ:
Dưới đây là bức ảnh thời trẻ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được lưu giữ tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Dễ thấy ông Trọng (người thứ 2 từ trái sang trong ảnh) không đeo kính, và có nét mặt trẻ hơn hẳn bức ảnh giả ở trên:
Khi dùng hình ảnh cắt ghép và thông tin sai sự thật để tuyên truyền, các nhà chống Cộng đã phản bội sự thật – một giá trị thiết yếu trong mọi nền dân chủ. Họ không có tư cách tiếp tục nhân danh dân chủ, nhân quyền để chống chế độ.
Nguồn: Loa phường