Trang chủ Diễn đàn dân chủ Những luận điệu lạc lõng của Tổ chức theo dõi nhân quyền!...

Những luận điệu lạc lõng của Tổ chức theo dõi nhân quyền! Bài 1

171
0

Những luận điệu lạc lõng của Tổ chức theo dõi nhân quyền! Bài 1

Tính tới thời điểm hiện tại, nước ta đã có 3 đợt dịch bùng phát Covid-19. Đợt dịch lần thứ 3 mới xuất hiện từ trước Tết Nguyên đán tới nay và tựu chung, cả 3 đợt dịch này đều đang được kiểm soát tốt, mặc dù đợt này có nhiều yếu tố bất lợi như tính bất ngờ và quy mô lây lan rộng hơn 2 lần trước, tuy nhiên có thể nói Việt Nam đã lại một lần nữa kiểm soát tốt tình hình, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế, ổn định xã hội. Tính chung cả 3 đợt, kết quả phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam từ khi đại dịch bắt đầu luôn được cộng đồng quốc tế đánh giá là một hình mẫu kiểm soát dịch bệnh có hiệu quả, để lại nhiều kinh nghiệm cho các quốc gia khác. Ngay trong tuần vừa qua, các báo quốc tế lớn tiếp tục có cái nhìn toàn diện, khách quan, cô đúc lại những kinh nghiệm quý giá nhất về công tác chống dịch của Việt Nam!

Những luận điệu lạc lõng của Tổ chức theo dõi nhân quyền! Bài 1

Tờ Business Insider của Mỹ tuần qua có bài viết với tiêu đề “Việt Nam chỉ xếp thứ 2 trong công tác phòng chống dịch Covid-19”, nội dung dành lợi ngợi khen cho cuộc chiến chống dịch nhanh và mạnh mẽ của Việt Nam. Bài báo dẫn lời ông Kamma Malhotra – trưởng đại diện Liên hợp quốc tại Việt Nam nói rằng, 3 yếu tố được coi là quyết định cho thành công của Việt Nam là truy vết, xét nghiệm và truyền thông đến từng người dân. Ông Malhotra cũng cho biết luôn có định kiến chống lại thành công chống dịch của Việt Nam, nghi ngờ tính xác thực của những thông tin, dữ liệu được công bố. Nhưng thực tế là tất cả các dữ liệu được ghi lại theo thời gian thực và không hề có ép buộc nào trong các biện pháp được thực hiện ở Việt Nam. Tở L’Humanite của Pháp chú trọng sự kết hợp trong việc chống dịch Covid-19 vả tang trưởng kinh tế của Việt Nam. Với tiêu đề “Diệt virus là động lực của tăng trưởng, tờ này cho rằng Việt Nam đang dựa vào chính thành tích chống dịch để thúc đẩy nền kinh tế. Trang tin của Crenedo (hãng bảo hiểm tín dụng tại châu Âu) cho rằng “niềm tin của các doanh nghiệp, nhà đầu tư chính là sự khẳng định cho đường lối chống dịch đúng đắn và hiệu quả của Việt Nam”.

Qua những bài viết của các báo lớn trên, có thể thấy cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao công tác chống dịch Covid-19 của Việt Nam, từ đại diện của Liên hợp quốc tới các tờ báo truyền thông lớn. Và quả thật, chúng ta cảm thấy tự hào về điều đó, tự hào về chính quyền của chúng ta đã nỗ lực hết mình để đảm bảo sức khỏe cho người dân, để không ai bị bỏ lại phía sau.

Tuy nhiên, vẫn có những tiếng nói lạc lõng đầy tính khiêu khích, ngược chiều dư luận quốc tế.

Hôm thứ 5, cái gọi là Tổ chức theo dõi nhân quyền (Human Right watch – HRW – trụ sở tại Mỹ) đã xuyên tạc rằng dù chống dịch thành công nhưng Việt Nam đã lợi dụng Covid-19 để “biện minh cho các hành động vi phạm nhân quyền”. Hãy cùng xem những luận điệu này là như thế nào, và đối chiếu với thành quả chống dịch được cả thế giới công nhận tại Việt Nam để thấy sự lạc lõng, thái độ cố tình xuyên tạc của HRW?

Chỉ trong 3 tháng đầu tiên của đại dịch, cơ quan chức năng đã xác minh, làm việc với hơn 600 trường hợp, trong đó xử lý hơn 130 trường hợp tung tin giả về dịch Covid-19. Vậy mà các bản báo cáo của HRW mới đây lại cho rằng việc Việt Nam triệu tập và xử phạt các cá nhân và tổ chức tán phát thông tin sai lệch liên quan tới Covid-19 đã vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt, gia tăng vi phạm nhân quyền.

Đây thật sự là những đánh giá sai lệch, thiếu khách quan, đi ngược lại các tiêu chí bảo đảm quyền con người. Bởi lẽ, việc áp dụng một số biện pháp để xóa bỏ việc đưa tin sai lệch thì tất cả chính phủ nào cũng phải áp dụng. Càng động người tụ tập, virus càng tán phát nhanh/ Thế nhưng HRW vẫn ôm khư khư cái đòi hỏi phi lý về quyền được tụ tập, cho rằng Việt Nam đã cản trở và vi phạm quyền được hội họp ôn hòa của người dân. Tháng 2 vừa qua tại châu Âu, cảnh sát đã phải giải tán nhiều cuộc tụ tập, đám đông, bắt giữ hàng trăm người biểu tình phản đối các quy định cấm tụ tập và lệnh giới nghiêm phong tỏa. Còn tại Mỹ, từ đầu năm nay, số ca nhiễm đã giảm xuống từng ngày, chỉ còn 1/5 sau 2 tuần khi người dân chấp hành tốt lệnh giãn cách. Việt Nam – với cách làm chống dịch như chống giặc đã khẳng định với thế giới sự đi trước và hiệu quả của mình. Nên nhớ rằng, số ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu cho đến nay chủ yếu là ở các quốc gia như Mỹ và châu Âu – những nơi không thể thực hiện các biện pháp giãn cách  mạnh, khiến số người nhiễm và tử vong lên rất cao. Tuy nhiên, điều đó đã được kiểm soát tốt ở Việt Nam – nơi có chung đường biên giới với nguồn lây. Những biện pháp được chính phủ Việt Nam triển khai hiện nay là hoàn toàn phù hợp. Các phương án giãn cách hoặc cách ly thể hiện sự quyết đoán, quyết tâm của Nhà nước nhằm sớm dập tắt dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe người dân.

Rõ ràng, cái nhìn của HRW là đầy phiến diện và mang tính xuyên tạc của một tổ chức tự xưng là nhân quyền quốc tế.

Trần Hoàng Chinh

Nguồn: Diễn đàn Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây