Trang chủ Luận bàn - Phản biện Khi tội phạm bỗng hóa thành “nhà báo”

Khi tội phạm bỗng hóa thành “nhà báo”

247
0

Phạm Đoan Trang là một đối tượng cộm cán trong giới “dân chủ”. Lợi dụng các quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, đối tượng này đã tiến hành làm, tàng trữ, phát tán nhiều sách, báo, bài viết có nội dung sai lệch, chống phá chế độ.

Khi tội phạm bỗng hóa thành “nhà báo”
Trò rêu rao của RFA ngụy biện cho Phạm Đoạn Trang.

Theo thông tin đang được các hội nhóm “dân chủ” tung ra, vừa qua, tổ chức có tên One Free Press Coalition (OFPC) đã xếp Phạm Đoan Trang vào cái được gọi là “nhóm 10 trường hợp khẩn cấp về tự do báo chí”. Theo đó, tổ chức này cho rằng Phạm Đoan Trang đang phải “đối mặt với những vấn đề pháp lý mơ hồ, bất lợi” vì “theo đuổi sự thật”.

Kẻ chống phá, vi phạm pháp luật sao vẫn được ca ngợi là “nhà báo”

Có lẽ, hiếm có quốc gia nào trên thế giới số lượng “nhà báo tự phong” lại nhiều như ở Việt Nam. Và cũng hiếm có quốc gia nào trên thế giới lại nhận được sự “quan tâm đặc biệt” của các tổ chức, hội nhóm mang danh theo dõi “dân chủ”, “nhân quyền”, “thúc đẩy tự do báo chí” như tại Việt Nam. Những ngày vừa qua, chúng ta đã chứng kiến một màn “nổi đồng”, “lên hương” của các tổ chức dân chủ khi liên tiếp tung ra những bản xếp hạng, báo cáo, cáo buộc về vấn đề dân chủ, nhân quyền sai lệch so với tình hình thực tế tại Việt Nam.

Đây không phải là lần đầu tiên Phạm Đoan Trang được các cá nhân, tổ chức núp bóng “dân chủ”, “nhân quyền” ca ngợi. Không ít lần, Phạm Đoan Trang đã được các tổ chức như RSF, People In Need … cổ súy, tung hô là “nhà báo dân chủ”.

Mang trên mình vỏ bọc “nhà báo”, Phạm Đoan Trang liên tục tung ra những bài viết, thông tin lệch lạc, xuyên tạc về tình hình tại Việt Nam. Ngoài ra, đối tượng này còn có mối quan hệ với nhiều đối tượng chống đối, cơ hội chính trị khác ở trong và ngoài nước.

Phạm Đoan Trang không phải là nhà báo và cũng không có tư cách để nói về hai chữ “nhà báo”. Bởi chính thị là kẻ coi thường sự thật, thường xuyên núp bóng báo chí để tuyên truyền những thông tin sai trái, kích động các hoạt động bất tuân pháp luật, chống phá chế đội. Lợi dụng quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, Phạm Đoan Trang đã lập, điều hành nhiều trang web, trang mạng xã hội và sử dụng nó như một công cụ hòng chống phá Việt Nam. Với thủ đoạn lợi dụng các sự kiện nóng, các vấn đề đang được dư luận trong và ngoài nước quan tâm, Trang cùng đồng bọn thường xuyên xuyên tạc, “bẻ lái”, “đánh võng” thông tin theo hướng tiêu cực hòng làm thay đổi bản chất vụ việc. Cũng như các đối tượng cơ hội chính trị khác, những “tin tức” mà Phạm Đoan Trang tung ra đều là những thông tin không cần kiểm chứng, không cần cơ sở, không cần chính xác. Điều duy nhất mà Phạm Đoan Trang hướng đến khi “tác nghiệp” dưới vỏ bọc “báo chí” là những thông tin mà mình đưa ra có thể gây ra những bất lợi Việt Nam như thế nào, “hiệu quả” chống phá đến đâu…

Hành vi phạm tội của Phạm Đoan Trang là quá rõ ràng, vì vậy, cơ quan chức năng đã khởi tố, bắt tạm giam đối với Phạm Đoan Trang theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Việc xuyên tạc thông tin, “tẩy trắng” các sai phạm của Phạm Đoan Trang là thủ đoạn chống phá nguy hiểm, cần phải kiên quyết vạch trần.

Những “nhà báo dân chủ” và mưu đồ thâm hiểm

Đội ngũ “nhà báo dân chủ” hầu hết là những đối tượng cơ hội chính trị, bất mãn, được các đối tượng chống phá câu móc, huấn luyện, đào tạo, và  hỗ trợ về vật chất, tinh thần. Sau khi “tốt nghiệp”, các “nhà báo dân chủ” được tung ra để tuyên truyền, phát triển lực lượng và tấn công chế độ. Không ít người đã coi “dân chủ” là một nghề kiếm cơm, vì vậy, họ không từ thủ đoạn gì, sẵn sàng xuyên tạc, đổi trắng thay đen, tung ra những thông tin sai trái hòng xâm hại Đảng, Nhà nước.

Trong mắt của các “tổ chức nhân quyền” – thực tế, đây là những tổ chức chống phá Việt Nam – tiêu chí để trở thành “nhà báo dân chủ” là vô cùng dễ dàng. Thứ nhất, đó là các đối tượng có ý thức và hành động chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam một cách quyết liệt. Tiếp theo, đó là việc những kẻ này có thể viết, đưa ra các thông tin, lập luận sai trái, phi thực tế tại Việt Nam. Những đối tượng được ca ngợi là “nhà báo dân chủ” có thể kể ra hàng loạt như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Lê Trung Khoa, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Chí Dũng v.v…

Đằng sau những “nhà báo dân chủ” thực tế là những mưu đồ chống phá về mặt chính trị vô cùng nguy hiểm. Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, đặc biệt là tự do báo chí, các đối tượng chống đối, cơ hội chính trị đã sử dụng báo chí như một công cụ nhằm tấn công vào nhận thức, tư tưởng của một bộ phần quần chúng. Với sự phát triển mạnh của mạng xã hội, khi mà vấn đề kiểm duyệt, kiểm chứng thông tin còn chưa thực sự chặt chẽ, hiệu quả, những luận điệu sai trái, tiêu cực vẫn có chỗ hoành hành trên thế giới ảo. Các “nhà báo dân chủ” tự phong tích cực lợi dụng các vụ việc nóng, những vấn đề được dư luận xã hội quan tâm để từ đó “múa bút”, hướng lái xuyên tạc bản chất vấn đề, tạo cớ để tấn công, quy chụp, vu khống, đổ lỗi cho chính quyền.

Tự do báo chí luôn được tôn trọng và bảo vệ theo Hiến pháp và pháp luật. Đồng thời, những nhà báo chân chính cũng luôn luôn được tự do lao động, tự do cống hiến, tự do theo đuổi sự thật. Tuy nhiên, kẻ nào lợi dụng vỏ bọc, danh nghĩa nhà báo để tiến hành hoạt động xấu, vi phạm pháp luật thì chắc chắn sẽ bị nghiêm trị.

Bảo An

* Bài  viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.


Nguồn: Cánh cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây