Chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ Đồng Tâm, anh Nguyễn Văn Phước lần đã lên tiếng.
Từ bài viết “Ngoại trưởng Singapore: ‘Cầm súng bắn người dân nước mình là đỉnh cao nỗi ô nhục quốc gia” đăng trên báo Tuổi Trẻ, Nguyễn Văn Phước chụp màn hình và chua thêm: “Chợt xót thương cụ Kình. Nếu là tội phạm, cần bản án và bắn ở pháp trường. Đừng bao giờ bắn một cụ già trên giường trước vợ nhà người ta lúc 4h sáng”.
Một status ngắn thôi, nhưng nó lựa chọn chỗ đứng cho Nguyễn Văn Phước là đối đầu với công lý và đạo đức xã hội.
Được biết, Nguyễn Văn Phước là Giám đốc Công ty Văn hóa Sáng tạo Trí Việt – Nơi thường xuyên diễn ra các cuộc tranh cãi và tác quyền và sở hữu trí tuệ, cũng là nơi khơi mào cho những tác phẩm mang màu sắc mê tín dị đoan mà người ta hay gọi là rác phẩm văn hóa.
Sâu thêm được biết, Nguyễn Văn Phước cũng chính là người tài trợ, núp sau một số kẻ lật sử để cho ra đời bằng được cuốn sách dị tật đã bị đình bản có tên “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử”. Cuốn sách này bị giới khoa học kết luận là làm méo mó lịch sử, nhiều tình tiết xuyên tạc hoặc thêm bớt tùy tiện vô căn cứ. Chỉ cần đọc thông viết thạo, người ta sẽ thấy nội dung của cuốn sách này đã bỏ từ NGỤY trong mô tả về ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn, qua đó từng bước rửa tội cho lũ tay sai bán nước VNCH, thậm chí tôn vinh những kẻ đã cầm súng bắn vào đồng bào mình, nhưng lại hèn nhát tháo chạy khi quân xâm lược dưới sự bảo trợ bằng cú đi đêm của Mỹ với Trung Quốc, khiến cho Hoàng Sa rơi hẳn vào tay Trung Quốc.
Nguyễn Văn Phước cũng chính là người tích cực kích động người dân biểu tình dưới danh nghĩa chống Trung Quốc xâm lược, nhưng thực chất là để chống phá chính quyền, làm mất ổn định chính trị xã hội, lý gián người dân với đảng, với chế độ. Những hình ảnh Nguyễn Văn Phước diễn trò trong đoàn người biểu tình một cách trâng tráo đã cho thấy điều đó và không khó nếu tìm kiếm trên mạng xã hội.
Khi vụ Đồng Tâm lên đến đỉnh điểm, những tên thảo khấu đã giết hại 3 chiến sĩ công an với phương thức dã man, mọi rợ hơn cả thời trung cổ thì Phước đã ra mặt ủng hộ những tên khủng bố ở Đồng Tâm. Status vừa trích dẫn chỉ là status mới nhất của Nguyễn Văn Phước mà thôi. Cần lưu ý rằng, sự ủng hộ của Nguyễn Văn Phước cho đám thảo khấu Đồng Tâm chống lại chính quyền, ngồi xổm trên pháp luật không chỉ dừng ở mức độ viết trên Facebook. Câu chuyện này hi vọng sẽ được đề cập ở bài viết sau.
Trở lại vấn đề, không cần phải bóng gió khách sáo, lợi dụng vụ người dân Myanmar biểu tình chống đối Chính quyền do tướng Quân đội điều hành sau đảo chính và phát biểu của Ngoại trưởng Singapore, Phước đã viết status nói trên để làm méo mó bản chất vụ việc, đồng thời đả kích, hạ uy tín lực lượng công an, chính xác hơn là làm cho người đọc hiểu sai về bản chất chế độ.
Trong status này, với giọng của loài cú diều, Nguyễn Văn Phước đã biến một hành động được pháp luật cho phép, kiểm soát, và bảo vệ trở thành một hành động trái pháp luật, trái đạo đức và vô nhân tính.
Ở chiều ngược lại, bằng sự xảo trá của mình, Nguyễn Văn Phước đã biến một tên trùm khủng bố (theo định nghĩa của Liên hợp quốc), cầm đầu một tổ chức có vũ trang chống lại nhà nước thành nạn nhân đáng “Xót thương”.
Đây là luận điệu rất nguy hiểm, và tính nguy hiểm được nhân lên khi sắp tới vào ngày 8/3/2021, phiên phúc thẩm vụ Đồng Tâm sẽ được tổ chức tại Hà Nội.
Người tử tế khi nhắc lại vụ Đồng Tâm dứt khoát phải nhớ đến 3 chiến sĩ công an đã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ và xác định rõ, các anh đã bị nhóm Lê Đình Công, Lê Đình Mỳ, Bùi Viết Hiểu, Lê Đình Chức dưới sự chỉ huy của Lê Đình Kình thiêu sống một cách dã man vô nhân tính.
Không nhắc đến 3 chiến sĩ công an đã hy sinh vì sự bình yên của nhân dân sẽ chỉ là loài cầm thú.
Bàn lại một chút về vụ việc, Luật sư Lê Trung Chính, phân tích: Theo Điều 23 Luật quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hổ trợ quy định các trường hợp nổ súng quân dụng khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự.
1. Người thi hành nhiệm vụ độc lập phải cảnh báo bằng hành động, mệnh lệnh lời nói hoặc bắn chỉ thiên trước khi nổ súng vào đối tượng trong trường hợp sau đây:
a) Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác tấn công hoặc chống trả đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác;
b) Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác gây rối trật tự công cộng đe dọa tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác;
c) …
d) Khi biết rõ đối tượng đang thực hiện hành vi phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;
…
Tại khoản 1 Điều 22 Bộ luật hình sự 2015 quy định:
“Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm”.
Theo quy định của pháp luật nói trên là cơ sở pháp lý bảo vệ người thi hành nhiệm vụ cũng như người dân tham gia trấn áp tội phạm; hoặc bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà khi có hành vi xâm phạm lợi ích nói trên.
Trong vụ án Đồng Tâm, Lê Đình Kình là người tổ chức, cầm đầu nhóm thảo khấu sử dụng vũ khí quân dụng như lựu đạn, súng tự chế và các loại hung khí nguy hiểm khác như dao phóng, bom xăng để chống trả lại lực lượng Công an đang thi hành công vụ tại Đồng Tâm. Mặc dù lực lượng thi hành công vụ vận động, kêu gọi nhóm thảo khấu dừng ngay hành động chống đối để hưởng sự khoan hồng của pháp luật, nhưng chúng vẫn núp trong nhà cố thủ và chống đối đến cùng. Chúng đã có hành vi phạm tội rất man rợ là đổ xăng thiêu sống 3 cán bộ Công an bị rơi xuống giếng trời. Hành vi phạm tội man rợ đó thì “trời không dung, đất cũng không tha” và để bảo vệ tính mạng của lực lượng Công an đang thi hành công vụ nên buộc Công an phải bắn hạ Lê Đình Kình là đúng theo quy định của pháp luật.
Cái gì cần nói về Nguyễn Văn Phước tôi đã nói, người đọc sách hãy sáng suốt để quyết định mua hay không mua sách của những công ty phát hành sách mà người quản lý công ty đó đang đi ngược lại lợi ích Quốc gia dân tộc.
Khoai@
Nguồn: Tre làng