Nếu xét về độ “TỰ NHỤC” thì đám rận chủ quốc nội và ở hải ngoại chiếm ngôi đầu bảng. Họ luôn miệng ca cẩm chê bai Việt Nam đủ điều, cũng từ đó sinh biết bao câu chuyện dở khóc dở cười nhằm hạ bệ uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Đến khi Việt Nam gặt hái nhiều thành quả trong mọi công cuộc phát triển kinh tế, chính trị, xã hội thì họ lại bĩu mỗi, chê bìu cho rằng đó là do may mắn, hoặc tìm mọi cách phủ nhận những thành quả đó.
Một trong những vấn đề mà họ ca cẩm nhiều nhất chính là vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Và với chủ đề này, đã có khá nhiều nhà rận chủ nổi lên với vỏ bọc đấu tranh “đòi dân chủ nhân quyền” cho Việt Nam. Ngoài việc “nâng bi” ca tụng nhân quyền của Mỹ và phương Tây, một trong những luận điệu tuyên truyền phi lý của các đối tượng đó là luôn tìm mọi thông tin sai lệch, đã bị thổi phồng để vu cao Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền… Thậm chí, còn tìm mọi cách tác động để Mỹ ra các lệnh cấm vận với Việt Nam vì cho rằng Việt Nam vi phạm các điều ước về quyền con người…
Đám cực đoan, phản động, báo lề trái đua nhau xuyên tạc
Nhưng tất cả những luận điệu xuyên tạc và thủ đoan nhơ bẩn đó đều bị phanh phui trước dư luận. Dân gian có câu “chó cứ sủa và đoàn người cứ đi”, và thực tế nhiều năm qua cho thấy, mặc cho các đối tượng có tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo trên mọi phương diện, nhưng vấn đề nhân quyền ở Việt Nam ngày càng được đảm bảo, bạn bè quốc tế cũng ghi nhận những thành quả to lớn mà Việt Nam đã thực hiện nhằm đảm bảo quyền con người.
Tuy nhiên, với những kẻ bảo thủ, mang hiềm khích với quốc gia, với dân tộc thì tất cả những điều đó đều trở nên vô nghĩa trong con mắt của họ. Chẳng hạn như gần đây, khi Việt Nam, với tư cách ứng cử viên của ASEAN, tham gia ứng cử vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025. Ngay lập tức những nhà rận chủ lại tìm mọi lý do để bóp méo, xuyên tạc về vấn đề này.
Trước việc Việt Nam ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, các đối tượng chống đối đã tung ra nhiều thông tin, luận điệu xuyên tạc, sai trái như: “Một điều chắc chắn là Việt Nam không thể ứng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ. Bởi vì trong ít nhất bốn năm vừa qua, Việt Nam đã trở thành nước đàn áp nhân quyền nhiều nhất Đông Nam Á, thay thế Miến Điện trở thành nước giam giữ tù nhân chính trị nhiều nhất, cho nên Việt Nam không thể xứng đáng ứng cử”, “năm 2020 vừa qua, tình hình nhân quyền Việt Nam rất tồi tệ, đặc biệt là tự do ngôn luận, tự do lập hội”, “Việt Nam ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền là để tuyên truyền lừa bịp, nhưng họ vẫn che giấu mục đích đó mà phô trương những khẩu hiệu vì nhân quyền” v.v…
Cùng với những lập luận phiến diện, một chiều vô căn cứ như trên, các “nhà dân chủ mạng” cũng không quên sử dụng chiêu bài “tù nhân lương tâm”, “tù nhân chính trị”, cho rằng Việt Nam gia tăng đàn áp những người “bất đồng chính kiến”, kêu gọi Việt Nam thả tự do vô điều kiện cho các “nhà dân chủ” v.v…
Đúng là những quan điểm méo mó, lệch lạc, vô căn cứ. Vì từ 2014 đến 2016, Việt Nam cũng đã từng là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc với số phiếu bầu là 184/192. Trong 3 năm nhiệm kỳ, Việt Nam đã có nhiều sáng kiến, đóng góp lớn, góp phần thúc đẩy vấn đề nhân quyền trên thế giới và được bạn bè quốc tế ghi nhận.
Việc Việt Nam tham gia ứng cử vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp nhiệm kỳ 2021-2023 cho thấy rõ quyết tâm, ý thức trách nhiệm của Việt Nam trong việc thúc đẩy các giá trị nhân quyền.
Những luận điệu phiến diện, xuyên tạc, sai sự thật mà các đối tượng xấu đang tán phát trên mạng xã hội để ngăn cản Việt Nam ứng cử vào Hội đồng nhân quyền Liên Hợp quốc cho thấy rõ sự run sợ của những kẻ chống phá núp dưới vỏ bọc “nhân quyền”. Nếu Việt Nam một lần nữa trở thành thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp quốc, chắc chắn đây sẽ là cái tát thẳng vào mặt những kẻ khoác chiếc áo “nhân quyền” chống phá Việt Nam.
Mã Phi Long
Nguồn: Bản tin Dân chủ