Trang chủ Dân quyền Bất ổn Miến Điện, hậu quả từ phi chính trị hoá quân...

Bất ổn Miến Điện, hậu quả từ phi chính trị hoá quân đội

189
0

Bất ổn Miến Điện, hậu quả từ phi chính trị hoá quân đội

Tình hình tại đất nước Myanmar đang ngày càng xấu đi sau cuộc đảo chính của quân đội và vụ bắt giữ bà Ang Sa Suu Kyu. Các cuộc biểu tình quy mô lớn đã diễn ra khắp cả nước của nhiều giới để phản đối quân đội và yêu cầu thả bà Aung San Suu Kyi

Hàng ngàn người cũng tuần hành từ thành phố Dawei phía đông nam đất nước cho tới bang Kachin ở phía bắc. Đám đông biểu tình gồm nhiều sắc tộc, bao gồm cả những người đã từng chỉ trích bà Aung San Suu Kyi và cáo buộc chính phủ bỏ mặc người thiểu số.

Tại thành phố lớn nhất nước Yangon, một nhóm các nhà sư mặc áo cà sa đã xuống đường tuần hành cùng với công nhân và sinh viên. Các sư treo cờ Phật giáo nhiều màu cùng biểu ngữ có màu đỏ của Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi.

Theo Hãng tin Reuters, cuộc biểu tình kéo dài từ cuối tuần qua tới nay là lớn nhất kể từ “cách mạng cà sa” do các nhà sư lãnh đạo vào năm 2007 dẫn đến việc quân đội dần rút khỏi chính trường dân sự sau nhiều thập kỷ cầm quyền.

Đạp lại các cuộc biểu tình, cảnh sát đã dùng vòi rồng xịt vào người biểu tình và cả hơi cay để giải tán biểu tình, không khí tại Myanmar rơi vào tình trạng cực kỳ hỗn loạn.

Tổng tư lệnh quân đội Myanmar đã tuyên bố ban hành lệnh thiết quân luật trên toàn quốc. Các thành phố lớn được áp dụng lệnh giới nghiêm và cấm tụ tập trên 5 người.

Nền dân chủ non trẻ tại Myanmar đang đứng trên bờ vực thẳm và đât nước này đang rơi vào vòng xoáy của khủng hoảng.

Điều đáng nói là, các cuộc biểu tình quy mô lớn diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 đang hoành hành tại đất nước này với hơn 32000 người chết. Hệ thống y tế phòng chống dịch bệnh đã bị tê liệt vì các nhân viên y tế cũng tham gia vào các cuộc biểu tình.

Chưa biết rồi đây Myanmar sẽ đi đâu về đâu và nền chính trị của đất nước này mới ổn định.

Mà chính trị bất ổn thì còn lâu kinh tế mới có thể phát triển được, các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang tháo chạy khỏi Myanmar.

Đây là hậu quả đau lòng từ việc phi chính trị hoá quân đội.

Và từ bài học của Myanmar, nghĩ về Việt nam lại thấy Đảng và Chính phủ đã vô cùng sáng suốt khi mấy chục năm qua không nghe theo các thế lực thiếu thiện chí hô hào quân đội phải phi chính trị hoá, quân đội phải trung lập về chính trị.

Quân đội và Công an Việt nam là Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, tuyệt đối trung thành với Đảng, Chính phủ, nhân dân. Đó cũng là yếu tố quuyết định cho việc bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ và ổn định chính trị.

Đừng nhà “dân chủ” nào thách Việt nam “dám làm như Myanmar”.

Viễn

Nguồn: Dân quyền

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây