Trang chủ Loa Phường Mỹ “xuất khẩu nhân quyền”: kinh doanh hay ăn cướp?

Mỹ “xuất khẩu nhân quyền”: kinh doanh hay ăn cướp?

139
0

Mới đây, blogger chống Cộng tự xưng là Đỗ Ngà đã viết rằng Mỹ không còn là nước xuất khẩu hàng hóa kinh tế, mà đã chuyển sang “xuất khẩu dân chủ, nhân quyền”. Trong khi Đỗ Ngà tỏ ra tự hào về một nước Mỹ như vậy, nhận xét của Ngà khiến những người có thần kinh bình thường phải bật cười và suy ngẫm.

Mỹ “xuất khẩu nhân quyền”: kinh doanh hay ăn cướp?

Trước tiên, có thể thấy bài viết của Đỗ Ngà xác nhận một thực tế mà nhiều tờ báo nhà nước đã mô tả: Mỹ “xuất khẩu dân chủ, nhân quyền” để thu về tiền bạc. Cuộc xâm lược của Mỹ tại Iraq đã chỉ khiến các mỏ dầu tại nước này rơi vào tay các tập đoàn Mỹ. Trong khi đó, khẩu hiệu “tự do kinh tế” cũng liên tục được Mỹ sử dụng để gây sức ép, buộc các quốc gia khác phải mở cửa thị trường cho mình. Sự thịnh vượng của nước Mỹ không thuần túy xuất phát từ công sức lao động của người dân nước này, nó xuất phát từ khả năng của Mỹ trong việc kiểm soát và khai thác trật tự quốc tế.

Khi dân chủ, nhân quyền chỉ là những món hàng có thể quy thành các con số kinh tế, thì dân chủ, nhân quyền cũng mất đi ý nghĩa thật sự. Việc Iraq “nhập khẩu” dân chủ Mỹ không xuất phát từ mong muốn của người dân nước này, mà xuất phát từ sức mạnh của hỏa lực Mỹ, và tham vọng thâu tóm thị trường của các tập đoàn Mỹ. Nhân quyền cũng không còn là quyền hiến định bẩm sinh của mọi người: nó chỉ được công nhận khi đem lại lợi nhuận. Chúng ta không ngạc nhiên khi thấy cựu Tổng thống Obama gọi chính quyền độc tài Ethiopia là “dân chủ” trong chuyến thăm nước này vào năm 2005, hay khi thấy cựu Tổng thống Donald Trump tỏ thái độ thân mật với nguyên thủ các nước mà Mỹ coi là vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng. Mới năm ngoái, Phạm Đoan Trang còn phàn nàn rằng các “nhà hoạt động nhân quyền” ở Việt Nam thường bị hai chính quyền Việt-Mỹ trao đi đổi lại như món hàng, mỗi khi cần thương lượng các hiệp định thương mại. Thật khó tin, khi sau những sự kiện nhục nhã này, Đỗ Ngà vẫn cảm thấy tự hào về truyền thống buôn bán nhân quyền của Mỹ.

Vậy những nước nhập khẩu dân chủ, nhân quyền Mỹ đã trở nên thịnh vượng như thế nào? Sau 10 năm, phong trào biểu tình “Mùa xuân Arab” đã chỉ dựng được duy nhất một nền dân chủ ở Tunisia, nơi người dân thường đang phàn nàn rằng họ thậm chí còn trở nên nghèo hơn, và các quan chức của chính quyền cũ vẫn đang nắm hầu hết quyền lực kinh tế, chính trị. Trong khi đó, Libya và Syria bị phá hủy bởi những cuộc nội chiến có sự can thiệp, chiếm đóng của nước ngoài, còn Ai Cập thì rơi vào tay chính quyền độc tài quân sự. Nếu khách hàng bị ép mua nhân quyền Mỹ, và việc mua bán này chỉ khiến họ nghèo đi trong khi Mỹ giàu lên, thì việc “xuất khẩu nhân quyền” không phải là kinh doanh, mà là ăn cướp.

Nguồn: Loa phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây