Trang chủ Đấu trường dân chủ Luận bàn về nghề ‘kinh doanh dân chủ’ trên mạng xã hội...

Luận bàn về nghề ‘kinh doanh dân chủ’ trên mạng xã hội năm qua

178
0

Đấu trường dân chủ có thể tổng kết chiêu trò kinh doanh dân chủ của những kẻ núp bóng từ nhà báo chống tiêu cực đến những nhà trí thức, nhà đấu tranh, nhà hoạt động,… vì nhân quyền, vì tự do, vì dân chủ, vì cây, vì cá trong năm Canh tý qua một vài luận bàn với những nét chính và đây cũng chính là chiêu trò mà những kẻ cơ hội chính trị, bất mãn, thế lực thù địch đã sử dụng để chống phá người dân Việt Nam trong năm qua.

Nhìn chung, trong năm qua các nhà hoạt động đấu tranh dân chủ núp bóng với nhiều vai trò, danh nghĩa khác nhau đều gặp khó khăn, trở ngại không phải vì do đại dịch Covid-19 mà do những chiêu trò này đã diễn quá nhiều khiến người dân Việt Nam ‘cảm thấy phát ngán’ khi bị lật tẩy buộc những cuội chủ đang phải xoay sở trong những diễn biến khác thường.

Dân chủ kiêm kinh doanh

Một chiêu thức trở thành nhà đấu tranh dân chủ và kiêm kinh doanh là một trong những phương thức điển hình, truyền thống trong nhiều năm qua. Việc, một người muốn kinh doanh online trên mạng xã hội cách nhanh nhất để ‘kiếm thị phần khán giả’ đó là trở thành nhà đấu tranh dân chủ. Trong nhiều bài viết mà Đấu trường dân chủ đề cập thì có đến 99% những người tự xưng ‘nhà hoạt động đấu tranh dân chủ trên mạng xã hội’ đều chủ yếu kinh doanh bán hàng online với đủ các loại sản phẩm, phổ biến nhất trong năm qua là những sản phẩm ‘gắn mác hàng ngoại sách tay’. 

Luận bàn về nghề 'kinh doanh dân chủ' trên mạng xã hội năm quaNhà đấu tranh dân chủ ‘Liên Huỳnh’ cũng như 99% nhà đấu tranh dân chủ khác ‘cứ đăng vài bài chửi bới chính quyền’ lại đăng tải nhan nhản các bài bán hàng đủ loại, nhất là các hàng sách tay ngoại nhập giá rẻ

Thật khôi hài, cho những kẻ ‘nhận thức nông cạn’ chỉ vì ‘bán hàng online’ mà họ không từ một thủ đoạn nào, bất chấp cả việc chà đạp lên đạo lý, pháp luật và có tính chất lừa đảo. Bất chấp đạo lý ở chỗ, họ bán rẻ nhân cách, phẩm hạnh của mình để trở thành một nhà dân chủ chửi, biến thái, vô văn hóa trên mạng. Họ bất chấp pháp luật ở chỗ, biết hành vi của mình là vi phạm những vẫn cố tình lao vào vì tin rằng đó là mạng ảo hoặc giả được thế lực thù địch ‘bảo kê’, thậm chí việc bán hàng ‘không nộp thuế’. Họ lừa đảo ở chỗ, hàng hóa họ bán ra với mác đấu tranh dân chủ bao giờ ‘giá cũng tùy thuộc nhà hảo tâm’, một số đối tượng trắng trợn sử dụng ‘nhãn mác nước ngoài thuộc hàng sách tay’ để bán với giá trên trời nhưng thực chất hàng hóa này cũng chỉ là hàng Trung Quốc bị ‘bóc mác’.

Phải chăng, vì mục tiêu kiếm tiền mà nhiều kẻ vẫn đều đặn ‘tung tin thất thiệt gây hoang mang dư luận’, ‘tung tin chửi bới hạ bệ cán bộ, chính quyền’ để bán hàng ? Quả là những người thường xuyên sử dụng mạng xã hội vẫn thấy hiện tượng ‘nhà đấu tranh dân chủ kiêm bán hàng online’ nhiều nhan nhản và có đến 99% là vậy.

Trở thành Kols uy tín để xâm hại lợi ích nhà nước, tổ chức, cá nhân

Gần đây, một số nhà đấu tranh chống tiêu cực lại là các Kols có thứ hạng trên mạng xã hội bị khởi tố, bắt tạm gia để điều tra theo điều 331 Bộ luật hình sự năm 2015 như Trương Châu Hữu Danh, Bích Thủy TV, nhà báo Phan Bùi Bảo Thy,… đã làm dấy lên lo ngại về một thủ đoạn chống phá Nhà nước thông qua những kẻ tri thức, mang danh nhà báo hoặc Kols đặc biệt. 

Tính chất nham hiểm của những đối tượng này thể hiện họ lợi dụng tầm ảnh hưởng của mình trên mạng xã hội để không chí chống phá Nhà nước mà còn đánh phá trực tiếp vào các doanh nghiệp, các cá nhân có uy tín trong xã hội. Thủ đoạn sử dụng bài viết với những thông tin thêu dệt, lấp lửng, … hòng hạ bệ hoặc ‘nâng bi’ tùy thuộc vào chủ đích mà Kols muốn tấn công. Theo đó, những người bị tấn công thường phải ‘chung chi’ để họ ‘hạ bài’, ‘gỡ bài’ và khôi phục lại ‘uy tín’. Bởi, họ giống như một người của công chúng và có số lượng fan trung thành (số lượng fan gắn liền với số lượng người like, follower, comment) theo đó dễ tạo ra ảnh hưởng lớn trong cộng đồng. Chính lượng fan trung thành này đã giúp họ dễ dàng ‘huy động lực lượng’ để tấn công bất kể điều đó là đúng hay sai. 

Để trở thành kols tất nhiên những người này phải ‘triệt để tận dụng mọi thủ đoạn’ và có quá trình ‘tạo dựng uy tín’ trên mạng xã hội khá lâu, trừ hiện tượng Bích Thủy TV là đi mua ‘like’, ‘views’ và ‘followers’.

Một số hoạt động kinh doanh ‘tạm thời’

Mặc dù không ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng hoạt hoạt động kinh doanh dân chủ cũng có vẻ ‘ế ẩm’ và một số kols bị khởi tố bắt giam khiến các nhà hoạt động đấu tranh dân chủ cũng đi vào ‘bế tắc’ trong việc kiếm tiền. Trong lúc như thế này thì chúng ta lại thấy xuất hiện hoạt động kinh doanh mới của các nhà đấu tranh dân chủ như: ‘cá cược’ và đào tiền ảo PI. 

Một số đối tượng có máu mặt như Bùi Thanh Hiếu, Lê Văn Dũng (Lê Dũng Vova) đã lao vào cá cược thông qua những thông tin liên quan đến bầu cử. Tất nhiên, ‘lồng nghép’ việc cá cược này là những thông tin gây nhiễu, thông tin xuyên tạc, vu cáo tùy thuộc vào từng hoạt động cá cược nhất định.

Đa phần các nhà đấu tranh dân chủ trong lúc ‘chờ’ hướng đi mới đều lao vào đào tiền ảo PI. Nhiều đối tượng dựng lên những câu chuyện như miễn phí, chờ cơ hội lên sàn, biết đâu sẽ như đồng tiền ảo khác,… để lôi kéo người tham gia đào PI. Hiện tại, chúng tôi vẫn chưa có đánh giá gì về hoạt động đào PI này có liên quan đến hoạt động chống phá hay không nhưng rõ ràng chúng ta nhìn thấy một thực tế đó là dạng ‘đa cấp’ và dễ lừa gạt người tham gia đào, chí ít là ‘mất thời gian’ và chưa biết chừng sẽ bị gắn mã độc khi chúng ta tải phần mền đào PI về máy điện thoại. Có thể mã độc này sẽ có chức năng thu thập thông tin, đánh cắp mật khẩu, mã OTP,… khiến người sử dụng ‘mất tiền’ lúc nào mà không biết, thậm chí có thể bị lợi dụng để lừa đảo.

Chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa là đến năm Tân sửu, Đấu trường dân chủ xin kính chúc độc giả, các đồng chí và gia đình một năm mới tràn đầy khí thế mới, sức khỏe mới, an lành và hạnh phúc. 

Thành Nam

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây