Khoảng 08h ngày 01/02, giáo xứ Kẻ Đọng (xã Sơn Tiến, huyện Hương 2 Sơn) tổ chức thánh lễ khánh thành nhà phòng và liên hoan tất niên 2021. Trong buổi lễ, linh mục Lưu Ngọc Hùng, quản xứ Tam Đa (xã Quang Lộc, huyện Can Lộc) rao giảng một số nội dung liên quan chỉ số tử tế: “Trong số 125 quốc gia, Việt Nam bị xếp ở vị trí áp chót. Đâu là nguyên nhân Việt Nam có chỉ số thấp như thế, có nhiều nguyên nhân nhưng theo tôi đây là 02 nguyên nhân cơ bản: Nền giáo dục lạc hậu và chế độ cộng sản vô thần. Giáo dục chỉ dạy chữ, dạy kiến thức mà không dạy đạo lý làm người, có khi dạy kiến thức mà cũng không nên, nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học ra chạy xe ôm, cử nhân về nhà đi tu. Chế độ cộng sản vô thần phủ nhận sự hiện diện của Thiên chúa. Đấng là nguồn cội chân thiện mỹ, việc phủ nhận thiên chúa, người ta không quan tâm, không theo đuổi các giá trị chân thiện mỹ nên chỉ số tử tế người Việt chúng ta thấp nhất là điều không mấy khó hiểu”.
Không hiểu ông Hùng đã xem qua bảng xếp hạng này chưa, hay có lẽ ông đã xem quá nhưng trình độ học vấn của ông quá non để hiểu được nội dung, ý nghĩa của bảng xếp hạng.
Được biết, bảng xếp hạng này được công bố vào ngày 24/6/2014 (tức là đã cách đây gần 7 năm) do “chuyên gia tư vấn chính sách” Simon Anhold đã công bố bảng xếp hạng “Chỉ số tử tế” toàn cầu sau 2 năm thu thập dữ liệu của 125 quốc gia để xác định xem các quốc gia này đóng góp như thế nào cho thế giới (Chứ không liên quan đến nào là: “chế độ cộng sản vô thần”, nào là “phủ nhận sự hiện diện của thiên chúa”,…)
Tác giả đưa ra bảng điều tra này là một nhà cố vấn tài chính độc lập ông ta lấy số liệu này tại liên hợp quốc và một số tổ chức khác chứ không phải là một cuộc điều tra toàn diện. Dựa trên số liệu tại website chính thức của bảng xếp hạng “chỉ số tử tế quốc gia”, đứng đầu là Ireland, đất nước mà mới đây đã bầu Đảng Sinn Fein (gắn với tổ chức IRA trước đây) lãnh đạo với chủ trương đấu tranh vũ trang với chính phủ Vương quốc Anh để thống nhất CH Ireland và Bắc Ireland thành một quốc gia thống nhất (chiến tranh thì chắc không tử tế lắm), xếp thứ hai là Phần Lan. Đặc biệt bản danh sách xếp hạng của tác giả gần như không hề tính đến các yếu tố nội địa của từng quốc gia khiến kết quả có phần sai lệch, khá khó hiểu khi mà Ai Cập một nước đang cực kỳ bất ổn về chính trị là nơi khởi nguồn cho cuộc “cách mạng hoa nhài”, thay đổi lãnh đạo liên tục thì được tôn vinh vào vị trí dẫn đầu hạng mục “có nhiều đóng góp cho hòa bình thế giới”, CH Síp lại đứng trên cả Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản… về chỉ số đóng góp cho “Khoa học Công nghệ”…việc đánh giá Cộng hòa Síp (Cyprus) đứng đầu trong các quốc gia có công nghệ cao hay quốc đảo Malta là một mẫu mực văn hóa của thế giới, đã cho thấy rằng bảng xếp hạng này chỉ mang tính tham khảo, chứ không phải là một quy chuẩn chính thức để có thể được đem ra để đánh giá, so sánh.
Ở cuối bảng xếp hạng, Việt Nam đứng thứ 124/125 quốc gia được điều tra, chỉ sau mỗi Libya – đất nước bất ổn ở Trung Đông.
Cụ thể, về khoa học công nghệ, Việt Nam đứng thứ 89/125, với tỷ lệ đóng góp tương đối là âm, trong đó bằng sáng chế có tỷ lệ đóng góp gần như bằng không Trong khi đó Việt Nam đứng thứ 42 trong bảng xếp hạng đổi mới sáng tạo toàn cầu, giữ vị trí số một trong nhóm 29 quốc gia cùng mức thu nhập, đây là bảng xếp hạng được tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới của Liên hợp quốc (WIPO) công bố dựa trên các tiêu chuẩn: đạt được điểm cao về số lượng bằng sáng chế được nộp, sức mạnh của lực lượng lao động, các trường đại học, các bài báo khoa học được xuất bản và hiệu quả hoạt động của chính phủ.
Về mặt văn hóa, Việt Nam đứng thứ 76/125. (Trong khi đó Việt Nam có tới 3 di sản thiên nhiên thế giới, 15 di sản văn hóa thế giới và 4 di sản tư liệu thế giới được UNESCO vinh danh)
Ở chỉ số đóng góp cho hòa bình thế giới, Việt Nam chỉ đứng thứ 103/125. Chắc việc tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều, Hội nghị Apec; trúng cử thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (192/193 phiếu); tham gia lực lượng Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc,… chỉ để cho vui.
Về đóng góp cho y tế và sức khỏe thế giới, Việt Nam đứng thứ hạng 111/125 (Việc Việt Nam xử lý dịch Covid-19 đã được cả thế giới công nhận và học hỏi đã quá đủ để làm dẫn chứng rồi).
Từ sự vô lý bảng xếp hạng mà linh mục Hùng đưa ra, ta có thể thấy được cái “nguyên nhân” mà ông nói đến cũng không còn nghĩa lý gì nữa. Ông Hùng bảo Chế độ Cộng sản phủ nhận sự tồn tại của Thiên chúa. Vậy các tôn giáo khác trên thế giới, ở Việt Nam thì sao? Hóa ra Đạo phật, đạo Bàlamôn, đạo Hồi… là thờ những đấng tối cao của họ cũng phủ nhận các giá trị Chân, thiện, mỹ à? Còn việc sinh viên, cử nhân đại học lái xe ôm, đi tu,… chỉ là do ý chí, nghị lực của họ quá kém mà thôi. Với những người thiếu ý chí, nghị lực như vậy thì việc sống ở Việt Nam đã là quá dễ thở đối với họ rồi.
Thiết nghĩ, hiện nay cả hệ thống chính trị đang tích cực vào cuộc để thực hiện các nhiệm vụ phòng chống dịch Covid-19 với phương châm “Toàn dân chống dịch, không để ai bị bỏ lại phía sau” thì điều mà Linh mục Hùng cần làm hơn hết lúc này là tuyên truyền, nhắc nhở các con chiên của mình làm sao để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả và đảm bảo an toàn chứ không nên rêu rao những điều trái ngược như vậy.
———————
VĐTS
HÌNH ẢNH: LM Lưu Ngọc Hùng