Cứ mỗi dịp Tết nguyên đán sắp đến thì những kẻ trốn chạy tị nạn lại thêm một lần đau đớn trong buồn tủi không chỉ lo về vật chất cho những ngày Tết mà đau đớn hơn là không được có mặt trong cái Tết đoàn viên, sum họp gia đình.
Chỉ những người xa quê hương mới cảm nhận được nỗi buồn đến nỗi không biết làm gì để có thể bù đắp sự vắng mặt trong gia đình cứ mỗi dịp xuân về. Ấy vậy, những kẻ trốn chạy tị nạn lại không hề biết quý trọng, nâng niu, giữ gìn giá trị thiêng liêng ấy để rồi đánh mất nó một cách vĩnh viễn chỉ vì ‘hám lợi’ và mong đến một miền đất hứa.
Những ngày này, chúng tôi lại có dịp để lột tả tâm trạng của những kẻ trốn chạy tị nạn tại Thái Lan cũng chỉ vì hám lợi, vì một miền đất hứa mà vĩnh viễn không bao giờ được quay trở lại quê hương và phải gánh chịu nỗi đau mất mát đến tột cùng khi phải cô đơn một mình trong khi mọi người nô nức, hồ hởi về quê ăn Tết, thậm chí còn phải vật lộn ở nơi đang tị nạn bất hợp pháp để giành miếng cơm qua ngày.
Đoàn Huy Chương tất bật kêu gào xin cứu trợ gạo cho những kẻ tị nạn ăn Tết thì Lê Mỹ Hạnh dỗi thời gian ngồi kêu gào đào PI
Hiện tại, theo thống kê do Đoàn Huy Chương-một chủ đầu nậu những kẻ trốn chạy tị nạn tại Thái Lan cho biết có khoảng gần 3000 người Việt đang tị nạn bất hợp tại đây. Những người này chỉ có một nguồn duy nhất để sống đó là ‘sự cứu trợ’ do các quỹ, hội, nhóm chống phá tài trợ. Do đó, bữa đói, bữa no là việc xảy ra thường xuyên. Nếu có tổ chức lao động chui thì cũng rất vất vả khó khăn vì vừa phải nuôi ‘cảnh sát khu vực’ vừa phải lao động với giá rẻ mạt. Cho nên, việc thiếu ăn vẫn xảy ra mỗi khi không có hội, nhóm, cá nhân tài trợ, ủng hộ.
Cuộc sống cơ cực là vậy và người tị nạn phải đối mặt hằng ngày không chỉ với cảnh sát mà còn cả những bữa ăn cho qua ngày chờ đến khi được đến miền đất hứa-nước thứ 3. Con số gần 3000 người tị nạn do sự hỗ trợ pháp lý của luật sư Nguyễn Đình Thắng -một chi nhánh do Trịnh Hội thành lập để làm thủ tục, hồ sơ cho những người này đến miền đất hứa. Số người đã đến được miền đất hứa theo con đường này cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay-hiện Bạch Hồng Quyền đã đến được nước thứ 3 (Canada) nhưng không phải là miền đất hứa vì mong ước của Bạch Hồng Quyền là Mỹ những phải trung chuyển qua Canada không hiểu vì lý do gì mà hiện vẫn chưa đến được Mỹ.
Trần Thu Nguyệt cũng đang tự giày vò bản thân giống như Lê Mỹ Hạnh, Đoàn Huy Chương, Nguyễn Đình Thắng, Thái Văn Đường,… từ bỏ bố, mẹ, vợ, chồng, con cái để đến miền đất hứa
Con người ta có thể thiếu thốn về vật chất nhưng không thể thiếu thốn cả về tinh thần, nhất là cái ý nghĩa thiêng liêng nhất khi được về đất Mẹ, được sum vầy, quây quần trong dịp Tết nguyên đán. Chính những hình ảnh Tết đã ăn sâu vào trong máu của Trần Thu Nguyệt, Lê Mỹ Hạnh, Đoàn Huy Chương, Thái Văn Đường, … từ tuổi thơ nên khi tị nạn ở nơi đất khách quê người đã khiến họ mang một nỗi đau không gì có thể bù đắp. Họ vẫn có thể nói chuyện, tương tác thấy hình ảnh với người thân qua các phương tiện mạng xã hội nhưng cũng không thể bù đắp nổi một nỗi buồn cứ trào dâng trong lòng họ mỗi khi họ nhìn thấy hình ảnh Tết đập vào mắt họ, thậm chí hình ảnh đó là truyền thống của người Thái Lan.
Phải chăng, do họ đi làm ăn xa nên có thể một, hai cái Tết vắng nhà ? Không, họ đã dứt áo ra đi và vĩnh viễn không bao giờ được trở lại và không bao giờ có cơ hội để chạm được vào sự thiêng liêng ấy nữa. Đa số người tị nạn ở Thái Lan như Trần Thu Nguyệt, Lê Mỹ Hạnh, Đoàn Huy Chương,…. còn phải ‘ngậm đắng nuốt cay’ khi chồng, con, bố, mẹ của họ vẫn còn đang ở quê nhà. Những ngày Tết như thế này hay sự kiện trọng đại gắn liền với mỗi con người như gả chồng, cưới vợ, ma chay, … họ đều không thể có mặt. Điều này, khiến họ càng ‘trăn trở’ về sự bất hiếu, bất nghĩa với chính người thân ruột thịt của mình.
Nhìn cảnh người người nườm nượt về quê ăn tết, tất bật với những hoạt động chuẩn bị, du xuân,… thì trong lòng những kẻ tị nạn xa quê lại đang ‘khóc’-họ cố kìm nén cảm xúc bên ngoài thì bên trong nội tâm của họ càng ‘rỉ máu’. Những người đã trải qua cảm giác này dù vẫn đang ở Việt Nam nhưng không thể về nhà cũng đã thấy buồn đến ‘nao lòng’….
Vì đâu nên nỗi ? Có thể trong số gần 3000 người đang trốn chạy tị nạn tại Thái Lan mỗi người có một hoàn cảnh nhất định nhưng đa phần họ đều cùng một ‘dạng chung’-đó mang danh kẻ chống phá, tội đồ của dân tộc bị Việt Nam truy nã về các tội xâm phạm an ninh Quốc gia phải trốn chạy tị nạn. Vì sao, họ lại bị truy nã về tội xâm phạm an ninh Quốc gia ? Vì đây chính là điều kiện để được tiếp nhận tị nạn do Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn tại Thái Lan xét duyệt. Do đó, khi còn được ở trong nước họ cố gắng trở thành ‘phản động’ bằng mọi cách miễn sao bị cơ quan an ninh điều tra của Việt Nam khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Sau đó họ bỏ trốn và ắt sẽ có quyết định truy nã.
Họ chỉ nhận ra sai lầm khi đang trốn chạy tị nạn tại Thái Lan hay được đi xuất ngoại tị nạn như một số nhân vật khác đang tị nạn ở Mỹ, Pháp, Đức, Anh,… Chỉ khi họ ôm nỗi đau mất gia đình, mất tổ tiên, mất dòng họ, mất quê hương (vĩnh viễn không được chấp nhận về quê hương) lúc đó họ mới nhận ra giá trị gia đình, dòng tộc, quê hương thiêng liêng như thế nào trong lòng họ. Họ tự trách mình đã đánh mất cái thiêng liêng mà mình có được chỉ vì mờ mắt vì cuộc sống xa hoa.
Một điều nữa không biết họ có nhận ra hay không nhưng chính con cái họ, gia đình họ ở quê nhà vẫn mang tiếng có người cha, người mẹ, người con, người cháu phản bội Tổ quốc, hám lợi rũ bỏ quê hương. Sự ghẻ lạnh của bà con, chòm xóm cũng đủ để người thân của họ chấp nhận cái giá phải trả quá đắt vì lầm lỗi của con, em mình.
Chúng tôi viết ra câu chuyện này những mong sẽ cảnh tỉnh ai đó vẫn nuôi mộng muốn theo một công thức để đến được miền đất hứa như những kẻ đang trốn chạy tị nạn tại Thái Lan, Campuchia hãy tỉnh ngộ trước khi quá muộn và đừng để đến khi muốn làm lại cũng không có cơ hội để được trở về (xem thêm bài viết: Kẻ tội đồ dân Tộc Bùi Thanh Hiếu không có cửa trở lại Việt Nam). Các cụ ta vẫn nói ‘lành cho sạch, đói cho thơm’ dù không có để giàu sang, quyền quý nhưng cao quý hơn, giàu hơn đó là tình cảm thiêng liêng trong mối quan hệ máu mủ ruột rà. Cũng xin nhấn mạnh lại rằng, trong số gần 3000 người đang trốn chạy tị nạn tại Thái Lan kia chưa chắc đã có ai đến được miền đất hứa mà phải bỏ xác ở nơi tị nạn không người thân thích.
Thành Nam
Nguồn: Đấu trường Dân chủ