Trang chủ Đấu trường dân chủ Thông tin ‘Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu ví dụ’: Sao...

Thông tin ‘Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu ví dụ’: Sao lại chỉ biết ‘diễn cong’ ?

203
0

Thật khôi hài từ một ví dụ Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại một cuộc họp báo sáng 1/2 lại được một số diễn giả ‘bẻ lái’ để từ đó viện dẫn cho rằng ‘không tố giác tội phạm’….

Ngày 3/2, RFA lại đưa ra một bài viết ‘quy tụ’ nhiều nhân tài tham gia ‘lập luận theo quan điểm riêng’ trong đó có đầy đủ cả các nhà chính trị, kinh tế, luật sư ‘diễn giải về ví dụ đã được Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói trong buổi họp báo ngày 1/2 vừa qua’. Trong bài viết của RFA, nhà báo Võ Văn Tạo khẳng định ‘câu chuyện mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra là có thật không phải bịa’ như là lời dẫn vào đề để các nhà bình luận như luật sư Đặng Đình Mạnh, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Quang A ‘thêm mắm, thêm muối’ vẽ ra ‘con đường’ và rồi kết luận ‘không tố giác tội phạm’.

Trong buổi họp báo sáng 1/2 Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đưa ra một ví dụ cho công cuộc chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước Việt Nam thời kỳ ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng bí Thư: “Có người hối lộ xách vali tiền đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương biếu xén, lấp liếm. Tôi nói với cán bộ kiểm tra anh mở vali ra để xem là cái gì, mở ra thì thấy tiền, đô la. Tôi bảo giờ anh khóa lại, lập biên bản, anh ký vào đây, rồi anh xách vali về”. Chính điều này, đã làm cho những tri thức, luật sư núp dưới danh nghĩa đấu tranh dân chủ, xã hội dân sự phải ‘nhọc công’ tìm cách để biện hộ cho lí lẽ của mình. Vậy, ‘diễn cong’ trong vụ việc này thể hiện ở điểm nào ?

Thông tin 'Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu ví dụ': Sao lại chỉ biết 'diễn cong' ?RFA cho loan tải bài viết …. với ‘dấu chấm hỏi’ !

Trước hết, cần phải hiểu ‘thời điểm’ mà Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu và dẫn ra ví dụ -đó là thời điểm họp báo sau khi Đại hội lần thứ XIII của Đảng thành công tốt đẹp và nhấn mạnh đến công cuộc đấu tranh chống tham nhũng xuyên suốt của Đảng ta từ khi ông Nguyễn Phú Trọng được bầu giữ cương vị Tổng bí thư là chưa bao giờ ‘nguội’, ‘không có vùng cấm’. Điều này thể hiện quan điểm và giáo dục cán bộ, đảng viên phải ‘thực sự trong sạch’, ‘không mờ mắt vì tiền, thậm chí là rất nhiều tiền đô la’… và đây chỉ là một ví dụ về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Thứ hai, nói về luật pháp -nhất là tội danh không tố giác tội phạm, chúng tôi khẳng định rằng luật sư Đặng Đình Mạnh đã cố tình ‘diễn cong’ để rồi ‘nghe thì có vẻ có lý’ nhưng thực ra ‘lại phi lý’ và ‘cố tình hạ bệ’ người đưa ra ví dụ này với mục đích ‘không chấp hành nghiêm pháp luật’, ‘phải truy cứu trách nhiệm pháp lí’,…  

Theo lối diễn của luật sư Đặng Đình Mạnh thì ‘khi Tổng bí thư bảo cán bộ kiểm tra xem va li có gì, mở ra thì thấy tiền, đô la’ mà ‘chỉ lập biên bản và sách va li về’ để rồi khẳng định ‘làm như vậy thì không đúng pháp luật và không tố giác tội phạm’. 

Theo chúng tôi, luật sư Đặng Đình Mạnh đã vội ‘bẻ chữ’ mà quên mất đi ‘thực tiễn khách quan-đó là chứng cứ’ để quy kết có dấu hiệu hình sự hay không có dấu hiệu hình sự hoặc để quy kết tội hay không kết tội một ai đó. Cái thực tiễn khách quan mà chúng tôi muốn nhắc để luật sư biết rằng: Từ khi ông Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng bí thư thì có bao nhiêu quan chức bị khởi tố, điều tra và đưa ra xét xử ? Trong buổi họp báo Tổng bí thư cũng đã nói rất rõ ‘rất nhiều quan chức cấp cao bị đưa ra xét xử, bị khởi tố ngay trước khi Đại hội’. Chúng tôi đặt ra câu hỏi này là muốn nhắc luật sư Đặng Đình Mạnh rằng trong số quan chức ấy -chắc chắn trong số đó có người đã sách chiếc va li và chiếc va li đó chứa tiền đô mà Tổng bí thư đã nhắc đến trong buổi họp báo. Vì sao Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lại nói ‘né’ như vậy trong buổi họp báo. Vì,  tại thời điểm ‘tố giác tội phạm tham nhũng-tức là thời điểm lập biên bản, bảo sách va li về’ phải đảm bảo nguyên tắc ‘bí mật về danh tính, nhân thân của người tố cáo’ nên không thể gọi ngay cảnh sát hay cơ quan chức năng nào đến bắt. Làm như vậy, khác gì người tố cáo bị lộ thông tin ? Mặt khác, cá nhân đối tượng đó cũng không thể ‘công khai’ vì các cán bộ làm việc cùng Tổng bí thư vụ này ‘đã biết’ và ‘cơ quan chức năng đã biết và đã xử lý theo pháp luật’. Đồng thời, trong buổi họp báo Tổng bí thư, Chủ tịch nước ‘phải diễn giải như một cáo trạng hay một bản luận tội trước phiên tòa’ mà ‘dẫn ra ví dụ’ để chứng minh về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước đã làm và sẽ làm. Tất nhiên, đối tượng sách va li tiền đó cũng đã bị xử lý và Tổng bí thư, Chủ tịch nước cũng đã ‘báo cho cơ quan chức năng’ để xử lý theo pháp luật.

Vậy thì, phải chăng một luật sư, một tiến sĩ kinh tế, một nhà báo lại chỉ ‘quy kết tội’ bằng một ví dụ trong một buổi họp báo mà không phải là lời khai, chứng cứ trong một vụ án tham nhũng. Đó chính là ‘diễn cong’ để cố tình ‘bẻ lái’ theo hướng ‘quy kết’. Không biết, khi luật sư đi bào chữa cho một vụ việc nào đó ‘cũng lấy một ví dụ’ của một ai đó để làm chứng cứ để từ đó ‘khẳng định thân chủ có tội hoặc không có tội’ ? Nếu như vậy, chắc luật sẽ chẳng bảo vệ được cho thân chủ nào…

Thành Nam

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây