Trang chủ Luận bàn - Phản biện Lý giải chuyện “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” của 2 lãnh...

Lý giải chuyện “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” của 2 lãnh đạo Chính phủ

143
0

Hơn 1 tuần qua, ngay sau khi phát hiện dịch bệnh Covid-19 xuất hiện trở lại ở Quảng Ninh và Hải Dương ngày 27/1, dư luận trong và ngoài nước đã được chứng kiến những công việc khẩn trương, quyết liệt mà các cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương triển khai, những cuộc họp khẩn, những lời hứa, phát ngôn thể hiện quyết tâm cao độ của các lãnh đạo cấp cao của Đảng. Tuy nhiên, từ những phát ngôn của những người đứng đầu Chính phủ, những kẻ chống phá lại xuyên tạc, tô vẽ thành ý nghĩa hoàn toàn khác để hướng lái dư luận một cách tiêu cực.

Lý giải chuyện “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” của 2 lãnh đạo Chính phủ
Luận điệu xuyên tạc của RFA.

Cụ thể, trên các trang mạng như Việt Tân, Đài Châu Á tự do, BBC Tiếng Việt liên tục đăng tải bài viết về “lời hứa 10 ngày dập dịch COVID-19” với những luận điệu xuyên tạc, lập lờ “đánh lận con đen” rằng ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đúng còn ý kiến của Bộ trưởng Mai Tiến Dũng “rất là vô duyên và vô trách nhiệm”. Đặc biệt, chúng còn giở chiêu trò “ủng hộ” Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và chĩa ngòi bút vào câu nói của Bộ Trưởng. Để rồi, Việt Tân mới đây lên mạng đăng bài xỉa xói, mỉa mai “Ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ Nhiệm Văn Phòng Chính Phủ đang gây ‘bão’ dư luận về lời hứa 10 ngày dập dịch COVID-19. Cùng nhìn lại phát ngôn của ông Dũng về văn hoá xin lỗi của quan chức: “Nếu chúng ta sai chúng ta nhận lỗi trước dân. Nếu dân sai thì dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”.

Trước hết, xin nói rõ lại về 2 phát ngôn của 2 vị lãnh đạo Chính phủ cho những kẻ chống phá rõ. Thứ nhất, về phát ngôn của Phó Thủ tướng, tại cuộc họp chiều 29/1, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 đã phát biểu nguyên văn rằng: “Đến giờ phút này, dù không chủ quan nhưng tình hình cũng đã được kiểm soát. Chiều hôm qua, chúng tôi tự hứa với nhau cố gắng trong 10 ngày khoanh trọn dịch. Đến nay, trừ 2 ngày còn 8 ngày. Cố gắng từng giờ từng phút, khoanh gọn và dập được đúng thời hạn. Cố phấn đấu trước tết ông Công, ông Táo”.

Xin nhấn mạnh rằng, Phó Thủ tướng nói “khoanh trọn dịch” chứ không hề nói “chắc chắn dập hết dịch” như một số thông tin. Và tại cuộc họp báo Chính phủ mới đây, một phóng viên đã dùng cách hiểu sai “chắc chắn dập dịch 10 ngày” để đặt câu hỏi, dẫn đến việc Bộ trưởng phủ nhận đây là thông tin phát ra từ Chính phủ.

Rõ ràng, ở đây có sự sai sót của báo chí trong vấn đề đưa tin và đặt câu hỏi dẫn đến tạo cơ hội cho những kẻ chống phá được dịp bôi nhọ, hạ bệ hình ảnh của các lãnh đạo. Thực tế, “mục tiêu đặt ra” và “khẳng định” là 2 vấn đề khác nhau. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, người đứng đầu Ban Chỉ đạo nói như thế đã thể hiện một quyết tâm rất lớn của Chính phủ vì dân, vì cái Tết yên bình của chục triệu dân Việt Nam. Ông ấy mất ăn mất ngủ xanh xao vì chống dịch nhưng có người vẫn chưa hài lòng, vẫn còn lợi dụng vịn vào mà xuyên tạc, tạo hiềm khích. Mục tiêu đề ra của Chính phủ, không nên nghĩ máy móc là đúng 10 ngày hay là 13, 14 ngày… mà cũng không nên hiểu máy móc là thế nào là chặn xong.

Hơn nữa, hơn ai hết Phó Thủ tướng hiểu dập dịch không phải là vấn đề đơn giản, khi đây là thời điểm sát Tết, ai ai cũng mong muốn được yên ổn ăn Tết, nhưng câu nói của Phó Thủ tướng sẽ khiến nhân dân tin tưởng và yên tâm rất nhiều. Chính phủ đang nỗ lực hết sức để đẩy lùi dịch bệnh vì toàn thể người dân Việt Nam. Thế nên, nếu là người có chút lương tri hãy thôi giọng điệu đổ lỗi, quy trách nhiệm hay tạo hiềm khích.

Hàng chục nghìn người dân được xét nghiệm, hàng nghìn người được cách ly, 03 bệnh viện dã chiến nhanh chóng được thành lập, hàng trăm bác sỹ tuyến Trung ương nhanh chóng về nơi đầu tuyến dịch hỗ trợ cho địa phương. Tin rằng dưới sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, của Chính phủ Việt Nam, dịch bệnh sẽ được kiểm soát sớm nhất có thể. Lúc này, người dân Việt Nam cần phải đoàn kết và tin tưởng nhau hơn, tất cả sức người, sức của phải dồn cho tiền phương yên tâm chống dịch bệnh. Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân để quốc gia mình bớt đi phần nào áp lực. Tổ quốc này không chỉ có Quảng Ninh, Hải Dương mà có tận 63 quê hương như thế. Dịch bệnh với tính phức tạp vốn có của nó có thể tiếp tục lan rộng, nhưng hãy tin rằng chúng ta không hề bất hạnh, không hề cô độc khi là người Việt Nam, khi có những người lãnh đạo như thế. Đồng bào mình đã có ai bị bỏ rơi khi không may mắc bệnh đâu?

Hải Anh

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.


Nguồn: Cánh cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây