Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên sinh 1957, là người con của “nóc nhà Đông Nam Bộ” – Tây Ninh. Ít ai biết rằng, vùng đất này còn được gọi tên là “Chuồng Voi” với rừng rậm, thú dữ cư ngụ khiến cuộc sống của người dân nơi đây vô cùng thiếu thốn. Tất cả chỉ thay đổi, khi những thế hệ người Việt đến khai hoang và tìm mọi cách đánh thức “mỏ vàng” đang còn ngủ quên. Trong số đó, phải kể đến vị lãnh đạo dành 26 năm tâm huyết cho sự phát triển của Tây Ninh – Bí thư Nguyễn Văn Nên. Người đã tạo tiền đề biến Tây Ninh trở thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một điểm sáng mới về du lịch bất chấp những ảnh hưởng từ Đại dịch Covid-19 với cung đường nối thẳng với Thủ đô của Campuchia. Với tinh thần ấy, ông luân chuyển vị trí công tác lên trung ương và sau đó được tín nhiệm giao phó trọng trách quan trọng nhất của thành phố đầu tàu kinh tế cả nước. Mới đây, một lần nữa, ông lại tiếp tục được tín nhiệm vị trí mới, khi là một trong … người được vinh dự nằm trong danh sách Ủy viên Bộ Chính trị.
Ông Nguyễn Văn Nên được Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá là đảng viên có uy tín, có khả năng quy tụ đoàn kết nội bộ. Và trước khi trao quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Nên làm Bí thư Thành ủy TP.HCM, không phải ngẫu nhiên mà Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã nhấn mạnh, “Việc này diễn ra trước Đại hội Đảng bộ TP.HCM 5 ngày, có thể làm các đồng chí thấy cập rập và đồng chí Nên cũng chỉ mới biết cách đây vài ngày. Tuy nhiên, việc này Bộ Chính trị cân nhắc nhiều mặt nên mới đưa ra quyết định chứ không vội vàng, hời hợt”.
Thật vậy, uy tín đối với lãnh đạo được ông gầy dựng ngày càng nhiều qua hàng loạt các vị trí mà ông đảm nhiệm. Thời điểm ông về làm ở Văn phòng Chính phủ, một giai thoại về ông Nguyễn Văn Nên mà đến nay nhiều người còn nhắc đến đó là việc ông đã yêu cầu tạm dừng dự án nghỉ dưỡng trên đèo Hải Vân. Người đứng đầu Văn phòng Chính phủ đã thẳng thắn thừa nhận dự án này có nhiều sơ hở. Chính vì vậy, mặc dù dự án được đánh giá có nhiều ưu điểm giúp phát triển kinh tế cho Huế và thúc đẩy toàn miền Trung, cùng những đền bù hợp đồng lên con số khủng khiếp nhưng ông Nguyễn Văn Nên vẫn kiên quyết phải dừng vì liên quan đến yếu tố chủ quyền. Quyết định này đã nhận được sự ủng hộ của dư luận rất lớn lúc bấy giờ.
Một điều đáng quý khi nhắc về vị Chánh văn phòng Trung ương Đảng một thời đó là rất có nghĩa tình, luôn biết trước sau. Còn nhớ, trong chuyến thăm và làm việc tại Hà Tĩnh năm 2019, mặc dù công việc rất gấp gáp và phải giải quyết nhanh chóng, tuy nhiên, vị Bí thư Trung ương Đảng khi đó, nhất quyết phải sắp xếp thời gian để về dâng hương tại Khu di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt Ngã ba Đồng Lộc. Trước anh linh các anh hùng, liệt sỹ, Bí thư Trung ương Đảng Nguyễn Văn Nên bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, tưởng nhớ công lao to lớn của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ông cũng đã tự hứa trước anh linh rằng sẽ cố gắng giữ gìn và noi theo tấm gương của các vị anh hùng để phụng sự đất nước ngày càng tốt đẹp hơn. Việc ghé thăm và những lời chia sẻ sâu sắc ông Nguyễn Văn Nên thời điểm đó đã gây ấn tượng mạnh cho thế hệ lãnh đạo tỉnh lúc bấy giờ. Nhất là đối với thế hệ trẻ về hành động “Uống nước nhớ nguồn” của mình.
Một điều khá thú vị khi nhắc đến ông Nguyễn Văn Nên đó là vị lãnh đạo này rất có tâm hồn nghệ sĩ, ông yêu âm nhạc và có thể chơi đàn như một nghệ sĩ thực thụ. Tuy nhiên, đối với công việc lại vô cùng nghiêm túc. Ông Nguyễn Văn Nên từ khi ở Tây Ninh đã được biết đến là một người tận tụy và tâm huyết với công việc. Ông bận bịu tới mức quên mất rằng thời gian trong đời sống này trôi qua rất nhanh. Cho đến khi kinh qua nhiều vị trí khác nhau, ông cũng không thể tách bản thân khỏi sự đam mê của công việc. Có lẽ, chính vì vậy, cho đến thời điểm này ông vẫn chưa có hạnh phúc nhỏ của mình. Tuy vậy, những công sức mà ông cống hiến luôn luôn được ghi nhận và được tín nhiệm giao phó trọng trách Ủy viên Bộ Chính trị là một trong những minh chứng tiêu biểu nhất.
Nguồn: Cánh cò