Bức tranh toàn diện về tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Bức tranh toàn diện về tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Trong thời gian vừa qua, những luận điệu vu khống về tình hình nhân quyền tại Việt Nam liên tục được các đối tượng xấu tung ra. Bên cạnh việc “ăn vạ” của các “nhà dân chủ” trong nước là những sự chống lưng, giúp sức của không ít cá nhân, tổ chức nước ngoài.

Bức tranh toàn diện về tình hình nhân quyền tại Việt Nam

“Dân chủ”, “nhân quyền” là một vấn đề được các đối tượng chống đối triệt để sử dụng nhằm bôi nhọ tình hình thực tiễn đất nước, vu khống, xuyên tạc về vai trò lãnh đạo của Đảng, kích động người dân hiểu lầm, hoài nghi đối với Đảng, Nhà nước. Cùng với sự quấy phá của một số đối tượng núp bóng “nhà đấu tranh vì dân chủ” trong nước là những sự hô ứng, cổ vũ, trợ lưng, giúp sức của một số tổ chức nước ngoài như Tổ chức Phóng viên Không Biên giới, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, Ủy ban Cứu Người vượt biển v.v…

Những cú lừa mang danh nghĩa “dân chủ”, “nhân quyền”

Không khó để có thể thấy, hiện nay, các đối tượng đang tập chung tận dụng một cách triệt để vấn đề dân chủ, nhân quyền để chống phá Việt Nam. Về mặt định kỳ, các tổ chức núp bóng đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền thường niên đưa ra các “bảng xếp hạng”, “bảng đánh giá”, “báo cáo phúc trình” với những nhận định phiến diện, một chiều, cá nhân về vấn đề nhân quyền Việt Nam. Ngoài ra, những cá nhân, tổ chức chống đối cũng thường xuyên tận dụng các sự kiện nóng, vấn đề được xã hội quan tâm, đặc biệt là việc xét xử một số vụ án liên quan đến các đối tượng có hành động xâm phạm an ninh quốc gia để hướng lái thông tin, tìm cách quy chụp, vu khống tình hình dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam.

Ngay trong vấn đề nhân quyền, các đối tượng cũng cố tình đánh tráo khái niệm, đưa ra những góc nhìn phiến diện về chủ đề nhân quyền để tạo cớ chống phá. Trong đó, một số đối tượng đang thổi phồng một cách quá đà cái gọi là “tự do ngôn luận”, coi đây là thước đo, tiêu chuẩn của dân chủ, nhân quyền.

Bàn về nhân quyền, có thể thấy nó là tổng hợp các quyền cơ bản của một con người, khi sinh ra ai cũng có quyền được thừa hưởng, bất kể họ là ai, họ thuộc dân tộc nào, tôn giáo nào. Các quyền cụ thể có thể kể đến là: quyền được sống, quyền tự do, quyền an toàn tính mạng; quyền không bị xâm phạm một cách độc đoán vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hay bị xúc phạm đến danh dự hay thanh danh; quyền tự do đi lại và cư trú trong quản hạt quốc gia; quyền có quốc tịch, quyền được lập gia đình; quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền được hưởng an sinh xã hội; quyền được lao động và có việc làm…

Vậy nhưng hiện nay, một số cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước lại cố tình vu khống, tung ra luận điệu cho rằng tình hình nhân quyền tại Việt Nam là “vô cùng tồi tệ”. Căn cứ được sử dụng để xây dựng nên nhận định trên cũng hoàn toàn chủ quan, vô lý. Đơn cử như thời gian gần đây, khi cơ quan chức năng tiến hành xét xử các bị cáo Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn, Đinh Thị Thu Thủy… Bất chấp việc đây là các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật hình sự, bất chấp việc cơ quan chức năng Việt Nam xử đúng người, đúng tội, một số “loa làng dân chủ” vẫn xuyên tạc, vu khống Đảng, nhà nước ta “chèn ép người bất đồng chính kiến trước thềm Đại hội”.

Rõ ràng, những đối tượng trên không phải là người đại diện cho dân chủ, nhân quyền tuy nhiên các đối tượng xấu vẫn hình tượng hóa, xây dựng hình ảnh các đối tượng trên như những biểu tượng, tấm gương về dân chủ, nhân quyền để đánh lừa dư luận.

Bức tranh toàn diện về tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Đánh giá về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, cần có một cái nhìn khách quan, đa chiều và chính xác. Và cũng cần nói thêm, không chỉ riêng trong vấn đề nhân quyền và trong tất cả các lĩnh vực khác, khi đánh giá bất kỳ quốc gia nào cũng phải dựa trên những tiêu chuẩn chung được cộng đồng quốc tế thừa nhận.

Một vài nét phác họa về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam có thể nhắc đến như: Tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi duy trì ở mức thấp và giảm dần; diện bao phủ bảo hiểm xã hội được mở rộng, tỉ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội năm 2020 dự kiến đạt 32,7%; chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020 được triển khai mạnh mẽ, chuyển từ cách tiếp cận đơn chiều sang đa chiều, tập trung vào nhóm, hộ nghèo nhất, tỉ lệ hộ nghèo 23eo chuẩn nghèo đa chiều của cả nước đã giảm từ 9,88% cuối năm 2015 xuống còn 3,75% cuối năm 2019 và giảm còn dưới 3% vào cuối năm 2020, bình quân giai đoạn 2016 – 2020 giảm trên 1,4%/năm; diện tích bình quân nhà ở tăng từ 22 m2/người năm 2015 lên 25 m2/người năm 2020; đã hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; hệ thống y tế dự phòng từ Trung ương đến địa phương và mạng lưới y tế cơ sở được tiếp tục củng cố và phát triển; các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, trưng bày triển lãm, tuyên truyền cổ động được tổ chức sôi nổi, rộng khắp từ Trung ương đến cơ sở, phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ chính trị và các sự kiện chính trị, văn hoá, thể thao và du lịch trọng đại của đất nước, nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân…

Như vậy có thể thấy tình hình nhân quyền tại Việt Nam là một bức tranh sáng, tích cực, không hề u ám, tiêu cực như những gì các đối tượng tô vẽ.

Đặc biệt, riêng trên khía cạnh tự do ngôn luận – mũi nhọn đang được tận dụng để công kích chính quyền – có thể thấy quyền tự do ngôn luận của người dân luôn được tôn trọng và bảo đảm. Với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, người dân đang thể hiện quan điểm, ý kiến của bản thân ngày một tích cực hơn. Năm 2020, Việt Nam có hơn 68 triệu người dân sử dụng internet, chiếm tỷ lệ 70% dân số – một tỷ lệ rất cao trên thế giới, với mục đích sinh kế, học tập, giải trí cũng như biểu đạt ý kiến và thực hiện các quyền con người của mình, kể cả những quyền dân sự, chính trị. Đặc biệt, trong bước chuẩn bị cho Đại hội XIII của Đảng, người dân đã được tự do tham gia đóng góp ý kiến với các dự thảo Văn kiện trình Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Quyền lợi và nghĩa vụ luôn song hành với nhau, Nhà nước luôn tôn trọng quyền của mọi người dân. Vậy nhưng việc lợi dụng các quyền của bản thân để biến tướng, coi đây là công cụ nhằm đe dọa Nhà nước chắc chắn sẽ bị nghiêm trị.

Bảo An

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.


Nguồn: Cánh cò

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *