Trang chủ Bản tin Dân chủ Sự thật về hải chiến Hoàng Sa 1974 và sự hèn nhát...

Sự thật về hải chiến Hoàng Sa 1974 và sự hèn nhát của các thế hệ tay sai “Việt Nam cộng hòa” (P1)

301
0

Mới đây, trên trang fanpage của tổ chức khủng bố Việt Tân đã có một bài viết dài lê thê về sự kiện cách đây vừa tròn 47 năm, ngày 19-1-1974, Hải quân Trung Quốc đã dùng vũ lực cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Sự thật về hải chiến Hoàng Sa 1974 và sự hèn nhát của các thế hệ tay sai “Việt Nam cộng hòa” (P1)

Sự thật về hải chiến Hoàng Sa 1974 và sự hèn nhát của các thế hệ tay sai “Việt Nam cộng hòa” (P1)

Bài viết thể hiện rõ sự hèn nhát của tác giả khi viết về lịch sử

Bài viết rất dài nhưng tóm lại, ngoài việc lên án hành động phi pháp của Trung Quốc, ca ngợi những chiến sĩ hải quân VNCH, thì họ lại tập trung lên án, đổ lỗi cho chính quyền Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Cụ thể, họ phê phán rằng: “ca dao Việt Nam có câu: “Khôn ngoan đối đáp người ngoài,/ Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.” Chính vì CSVN khôn nhà dại chợ, vì tham vọng quyền lực, quyết chí tấn công miền Nam, làm tiêu hao tổng lực dân tộc, nên Trung Quốc mới thừa cơ chiếm được hải đảo Hoàng Sa, làm bàn đạp để tiến xuống phía Nam”.

Đúng là giọng điệu của những kẻ vừa hèn, vừa ngu. Nguyên nhân dẫn đến việc mất đảo ở đây là việc Mỹ đã đi đêm với Trung Quốc, bật đèn xanh cho TQ chiếm đảo Việt Nam vì lợi ích của hai nước lớn. Còn VNCH chẳng qua là con “ruồi” đứng giữa sự cạnh tranh của hai “con trâu”, mà theo dân gian có câu rằng “trâu bò đánh nhau, ruồi muỗi chết”. Hơn nữa, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đã hèn nhát, sợ Mỹ nên đã thụ động, thậm chí biết tin quân Trung Quốc đánh chiếm với lực lượng mỏng, tàu thuyền thuộc hạng “đồng nát” mà cũng không dám đưa quân ra ứng cứu, để mặc cho những kẻ “máu lạnh” sát hại đồng đội, đồng bào mình để chiếm lấy biển đảo của Tổ tiên.

Sự thật về hải chiến Hoàng Sa 1974 và sự hèn nhát của các thế hệ tay sai “Việt Nam cộng hòa” (P1)

Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai (trái) mở tiệc chiêu đãi Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger tại Bắc Kinh ngày 10/11/1973.

Thật vậy, ngày 11-1-1974: Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, phái nhiều tàu đánh cá võ trang và tàu chiến xâm nhập hải phận Hoàng Sa. Ngày 12-1-1974, Bộ tư lệnh hải quân Việt Nam Cộng Hòa khẩn cấp tăng cường chiến hạm tuần tiểu tại vùng biển Hoàng Sa.

Sự thật về hải chiến Hoàng Sa 1974 và sự hèn nhát của các thế hệ tay sai “Việt Nam cộng hòa” (P1)

Bối cảnh hải chiến Hoàng Sa 1974

Ngày 17-1-1974: Khu trục hạm HQ-4 Trần Khánh Dư từ phía nam đảo Money chạy lên, HQ16 Lý Thường Kiệt từ đảo Pattie chạy xuống kiềm chặt hai chiếc tàu Trung Quốc vào giữa. Hau bên đấu khẩu nhau. Cuối cùng HQ-4 nổ máy đâm thẳng tàu địch đuổi nó ra khơi. HQ-4 đổ bộ khoảng 20 người nhá lên đảo Money dẹp cờ Trung Quốc, cấm cờ Việt Nam. HQ16 chuẩn bị đổ bộ 15 nhân viên cơ hữu lên đảo Robert.

Ngày 18-1-1974: Khoảng 15 giờ, HQ-5 từ Đà Nẵng ra đến khu vực quần đảo Hoàng Sa, nhập chung đội hình tác chiến với HQ-4 và HQ-16 đang đối đầu với lực lượng Trung Quốc.Đêm 18 rạng sáng 19-1-1974: Tàu cá vũ trang Trung Quốc tiến gần đảo Hoàng Sa và khiêu khích. HQ-4 phải dùng kèn hơi thật lớn và đèn hổ quang rọi thẳng vào đội hình, tàu Trung Quốc mới rút.

6g ngày 19-1-1974: HQ-4 và HQ-5 áp sát phía nam đảo Quang Hòa, còn HQ-10 và HQ-16 cũng dàn đội hình ở phía tây bắc đảo. Tàu chiến Trung Quốc cũng chia thành hai phân đội với hai chiếc Kronstadt 271 và 274 đối đầu với phân đoàn 1 Việt Nam. Hai chiến hạm Trung Quốc mang số 389 và 396 mới tới chặn phía tây bắc.

6g48 sáng 19-1-1974: Nhóm biệt hải tàu HQ-4 đổ bộ lên phía nam đảo Quang Hòa, nhóm hải kích tàu HQ-5 lện phía tây tây nam. Ở phía bắc đảo, hàng trăm quân Trung Quốc đổ bộ ào ạt lên, núp sau các tảng đã chỉa súng vào các biệt đội. Đúng 8g30, quân Trung Quốc nổ súng, đại liên và cối 82 bắn thẳng vào đội hình nhóm hải kích Việt Nam.

10g24 sáng 19-1-1974: Cuộc hải chiến bắt đầu diễn ra. Trong vòng 30 phút giao tranh, 2 chiến hạm của Trung Quốc chìm, 2 chiếc khác bị bắn cháy. Bên lực lượng VNCH ngoài hộ tống hạm Nhật Tảo bị chìm, còn có một số chiến hạm bị thương tổn, trong đó có một số binh sĩ bị bắt và mất tích.

Quân Trung Quốc tăng viện mạnh. Các chiến hạm Việt Nam Cộng hòa được lệnh rút lui khỏi vòng chiến sự. Một kế hoạch tái chiếm Hoàng Sa của Việt Nam Cộng hòa với các chiến hạm tăng viện và 100 chiến đấu cơ f-5 đã được vạch ra nhưng bất thành.

(Còn nữa)

Mã Phi Long

Nguồn: Bản tin Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây