Trang chủ Đối tượng Trịnh Hữu Long đang xem nhẹ năng lực thông tin của Nhà...

Trịnh Hữu Long đang xem nhẹ năng lực thông tin của Nhà nước Việt Nam?

169
0

Gần đây, mâu thuẫn giữa phe phò Trump và phe chống Trump trong làng dân chửi Việt Nam lại nóng lên, với vụ Trần Đình Thu tung tin giả về Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Nhân đó, Trịnh Hữu Long, một gương mặt quen thuộc của phe chống Trump, đã viết rằng các nhóm chuyên chụp mũ, tung tin vịt chỉ là “hiện tượng sớm nở tối tàn trong xã hội”. Dường như Long đã thể hiện một sự tự tin thái quá, khi viết rằng các tổ chức dân sự nghiêm túc sẽ “có khả năng tồn tại lâu dài” nhờ kháng được tin giả, trong khi Đảng Cộng sản Việt Nam bị tin giả làm cho “ngày càng yếu đi”:

Trịnh Hữu Long đang xem nhẹ năng lực thông tin của Nhà nước Việt Nam?

Trong khi Long tuyên chiến với tin giả, status của Long hoàn toàn trái ngược với các diễn biến thực tế.

Trong thực tế, 2020 là năm mà giới chống Cộng lụn bại vì tin giả, trong khi Nhà nước Việt Nam được quốc tế đánh giá cao về khả năng xử lý thông tin để ứng phó với dịch bệnh. Đơn cử, tháng 03/2020, một bài viết trên Financial Times đã đánh giá cao mô hình chống COVID-19 chi phí thấp ở Việt Nam, được đặc trưng bởi việc theo dấu, giám sát các ca nghi nhiễm và đối tượng tiếp xúc. Tháng 07/2020, Việt Nam chủ trì Hội nghị ASEAN trực tuyến về tin tức giả mạo, và tháng 09/2020, dự án chống tin giả của Thông tấn xã Việt Nam đã giành chiến thắng ở hạng mục Best Project for News Literacy trong khuôn khổ Giải thưởng Truyền thông Digital châu Á 2020 của WAN-IFRA.

Trong giai đoạn 2016-2020, giới chống Cộng cũng liên tục giảm cả về số người lẫn số hoạt động, trong khi Đảng Cộng sản Việt Nam liên tục gia tăng uy tín, nhờ những thành tựu trong việc chống tham nhũng, phục hồi kinh tế, bảo vệ biển đảo, ngăn chặn dịch bệnh…

Như vậy, trong các nhận xét của Trịnh Hữu Long phải có gì đó sai sai. Chúng ta hãy xem anh ta sai ở chỗ nào, và vì sao lại có lỗi sai đó.

Trước tiên, có thể nói Long đã đánh giá quá thấp “cách thiết kế tổ chức” của bộ máy chính trị ở Việt Nam. Trong khi Long tưởng rằng “nguyên tắc tập trung dân chủ” khiến bộ máy này không có khả năng tự phản biện, dẫn đến việc ra quyết định sai (như trường hợp Liên Xô); thực ra Nhà nước Việt Nam hậu Đổi Mới đã tự trang bị cho mình nhiều cơ chế tự giám sát. Số này bao gồm cơ chế giám sát nội bộ Đảng của các Ủy ban Kiểm tra; cơ chế giám sát xã hội của nhiều cơ quan độc lập với nhau như Mặt trận Tổ quốc, Bộ TT-TT, Công an, Quân đội…; cùng cơ chế giám sát Nhà nước của dư luận và Quốc hội. Trong những năm gần đây, các cơ chế này đã giúp Nhà nước nắm được các chuyển biến trong xã hội và tự điều chỉnh để thích nghi. Việc Nhà nước lắng nghe ý kiến của luật sư Ngô Ngọc Trai về nhu cầu sửa nghị định 64/2008/NĐ-CP, và việc các luật sư Ngô Ngọc Trai, Ngô Anh Tuấn (tạm) chuyển từ thái độ đối lập sang thái độ phản biện, là một bằng chứng cho thấy điều này. Dù còn nhiều hạn chế, hệ thống giám sát của Nhà nước Việt Nam vẫn tinh vi và có độ phủ rộng hơn hệ thống giám sát của giới chống Cộng (một nhóm người chọn lãnh đạo bằng tiền tài trợ thay vì bằng đầu phiếu, và hiếm khi phải minh bạch tài chính trong nội bộ).

Trịnh Hữu Long đang xem nhẹ năng lực thông tin của Nhà nước Việt Nam?

Trịnh Hữu Long đang xem nhẹ năng lực thông tin của Nhà nước Việt Nam?

Thứ hai, vì Việt Nam là một nước nhỏ có nền kinh tế thị trường, đứng giữa nhiều cường quốc, và đứng ở một cửa ngõ giao thương, Nhà nước Việt Nam phải lắng nghe nhiều phía để dung hòa nhiều lợi ích khác biệt, ở cả trong lẫn ngoài nước. Ngược lại, các tổ chức chống đối (như Luật khoa Tạp chí của Trịnh Hữu Long) chủ yếu giao thiệp với hững người cùng quan điểm – vốn chỉ là một nhóm nhỏ trong xã hội, và ngày càng co cụm trên mạng hoặc bị đẩy ra hải ngoại. Vì vậy, trừ các NGO được hoạt động công khai, những người chống Nhà nước Việt Nam dễ có cái nhìn một chiều hơn, và cũng dễ bị các thuật toán của mạng xã hội bẫy vào ảo tưởng sức mạnh.

Thứ ba, dù “nguyên tắc tập trung dân chủ” gây trở ngại cho việc giám sát chéo, nó lại tạo thuận lợi để ra quyết định trong các tình huống nguy hiểm. Việc Việt Nam dễ dàng huy động cả bộ máy chính trị và áp dụng nhiều biện pháp mạnh để đẩy lùi dịch COVID-19, trong khi các nước đa đảng mất nhiều thời gian hơn để ra quyết định, chính là một minh chứng.

Vì sao Trịnh Hữu Long không thừa nhận những thực tế này? Qua nội dung, có thể thấy status của Long được soạn theo một quan niệm đã lỗi thời, rằng chế độ dân chủ đa đảng nằm ở một mức tiến hóa cao hơn, mà mọi xã hội đều phải hướng tới. Long không thể công khai thừa nhận rằng mô hình đa đảng chỉ là một cách tổ chức xã hội ngang bằng với mô hình độc đảng, và mỗi xã hội phải chọn mô hình dựa trên điều kiện văn hóa, kinh tế, nhân khẩu của mình. Bởi nếu thừa nhận như vậy, Long sẽ khiến nhiều người mất niềm tin vào mô hình đa đảng – thứ bộc lộ nhiều điểm yếu trong tình huống dịch bệnh, căng thẳng quốc tế, và ở một nước có văn hóa gia trưởng.

Nguồn: Loa phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây