Kể từ khi Phạm Chí Dũng và đám cốt cán của cái gọi là “Hội Nhà báo độc lập” bị bắt, khởi tố điều tra về hành vi tuyên truyền chống Nhà nước, nhiều tổ chức nhân quyền, truyền thông nước ngoài đưa ra nhiều “kháng thư” hoặc đòi hỏi Việt Nam “giải trình” về việc bắt, xử lý số này, lấy cớ họ chưa được luật sư vào bảo vệ, đưa thông tin bóp méo quá trình giam giữ kiểu “đối xử bất công”, rằng bản chất những kẻ này chỉ là “bất đồng chính kiến” nhằm can thiệp vào vụ án, đòi “chế độ”, đòi thả tự do cho nhóm bị can này.
Ngay sau phiên tòa sơ thẩm vụ án ngày 05/1/2021, Phạm Chí Dũng bị kết án 15 năm tù về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, đồng phạm là Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn cũng bị kết án 11 năm tù về tội danh tương tự tại Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, thì ngay lập tức mấy tổ chức nhân quyền thù địch với Việt Nam, báo đài nước ngoài, trang tin chống phá lại tăng cường xuyên tạc, bóp méo bản chất vụ án, kiểu như, bản án này cho thấy “sự coi thường của chính quyền Việt Nam đối với tự do báo chí”; “Bằng việc kết án những người này chỉ vì họ đã thực hiện các quyền được hiến pháp Việt Nam đảm bảo, nhà nước đã phản bội lại công lý”, hoặc vu cáo “các bản án không dựa trên bằng chứng và hành vi”, “bản án nhằm bịt miệng các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ để đảm bảo cho đại hội diễn ra suôn sẻ”…
Trái ngược lại, dư luận, dân chúng lại đồng tình, ủng hộ khắp các diễn đàn mạng. Đa số các ý kiến trên mạng xã hội bình phẩm rằng: “Đi ngược lại lợi ích nhân dân, phản bội Tổ quốc thì nhận hình phạt thích đáng thôi”, “chắc lại khóc van quốc tế can thiệp để lưu vong thôi, có mấy cái loa như BBC, VOA, RFA sẽ lu loa thôi” hay “vẫn còn nhiều lắm bọn phản quốc hại dân, mong nhà nước trừng trị những kẻ này cứng tay, mạnh tay hơn nữa”…
Nhiều blogger cho rằng, đây là một bản án thích đáng, nghiêm khắc, đúng người đúng tội, đảm bảo tính răn đe của pháp luật đối với những kẻ có dã tâm chống phá Nhà nước, âm mưu thay đổi thể chế chính trị. Phạm Chí Dũng từng là một “hạt giống đỏ”, bản thân là tiến sĩ, sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống, Nguyễn Tường Thụy nguyên là một cán bộ quân đội về hưu, còn Lê Hữu Minh Tuấn từng là một sinh viên ngành luật. Thế nhưng, họ đã không tu dưỡng, rèn luyện, trong lòng luôn mang nặng tư tưởng bất mãn, tiêu cực, chống phá chính quyền, đi ngược lại với lợi ích của đất nước và nhân dân.
Bản án dành cho Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn là kết cục cho những kẻ chống phá Nhà nước, cũng là lời cảnh tỉnh cho những kẻ vẫn còn đang nuôi ảo tưởng lật đổ, thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam, đồng thời cũng là lời khẳng định Việt Nam là Nhà nước pháp quyền, độc lập, tự chủ, không một thế lực nào có thể can thiệp, cản trở việc xử lý những công dân vi phạm pháp luật cả.
Nguồn: Loa phường