Trang chủ Luận bàn - Phản biện Trò tự trào há miệng mắc quai bàn kinh tế của Việt...

Trò tự trào há miệng mắc quai bàn kinh tế của Việt Tân

159
0

Tôi vốn là người yêu thích dòng văn học trào phúng, từng ngấu nghiến những tác phẩm của nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ Azit Nesin, tâm đắc trích dẫn trứ danh trong “Trại súc vật” của Orwell, hay những hiện thực châm biếm chua cay của Vũ Trọng Phụng. Tự nhận là “môn đệ” của Tú Xương, Tú Mỡ thì không xứng, nhưng với tôi, trào phúng có sức hấp dẫn thật kỳ lạ…

Có điều, tôi chưa từng nghĩ lại sự trào phúng lại có thể xảy ra một cách vô thức, một hiện tượng mà nếu không phải từ những kẻ tự phong sứ mệnh “canh tân Việt Nam”, có thể đã khai sinh ra trường phái văn học mới. Đấy là bài viết “Nghĩ về sự phát triển kinh tế của Việt Nam” hôm 4/1 vừa qua trên trang Việt Tân. Thoạt nhìn, cứ tưởng sẽ thấy những cái nhìn, những phân tích sâu sắc về kinh tế, xã hội, hóa ra, nhưng cái tôi tìm thấy, chỉ có sự xúc phạm thô thiển những bậc tôn sư trào phúng.

Cái nét tự trào, mà không, phải nói là sự “mua dây buộc cổ” ấy, trong cái bài viết thô kệch chỉ có thể gọi là hằng hà sa số, chẳng khác nào những cái gai đâm vào mắt con người. Chúng mưng mủ như cơn dị ứng trước sự lố bịch và gượng ép của những kẻ chắc cũng phải cố chống lại lý trí và logic lắm mới có thể tuôn ra được. Cái bài viết ấy đã gọi báo cáo của Quỹ tiền tệ thế giới IMF về sự phát triển của kinh tế Việt Nam là “những con số nhảy múa trên các bảng thống kê”, rằng chúng “không nói lên thực lực kinh tế của một quốc gia”. Ôi thế thì mấy mươi năm nay, IMF cùng các viện nghiên cứu quốc tế chỉ đang làm trò hề “vẽ số” đốt tiền, để làm những chuyện vô bổ? Những thống kê, những tính toán được hàng trăm ngàn chuyên gia thế giới dày công xây dựng cuối cùng chỉ là những con số vô tích sự, một sự phung phí tài lực đáng báo động, như cách hiểu của “nhà báo” Phạm Nhật Bình…

Trò tự trào há miệng mắc quai bàn kinh tế của Việt Tân

Lại nữa, vị “ký giả” Bình ấy, sau khi tự trào vô thức, sau khi tự tôn mình lên hàng chuyên gia của các chuyên gia mà nhổ nước bọt vào IMF, không muốn dừng lại ở đó mà tiếp đặt điều về nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI. Lệ thuộc vào FDI ư? Xin thưa, quốc gia đang nhận nhiều vốn FDI nhất trên thế giới, cũng chẳng ai khác ngoài nền kinh tế số 1 Hoa Kỳ, lên đến 479,4 tỉ USD. Danh sách 10 quốc gia thu hút vốn FDI hàng đầu có sự góp mặt của Anh, Pháp, Đức, Singapore, Ấn Độ… Muốn phủ nhận FDI trong kinh tế Việt Nam, thì có lẽ cũng nên loại bỏ luôn FDI của các cường quốc, hay là Việt Tân cùng các “ký giả” muốn tôn thói đạo đức giả muôn đời của mình để đặt tiêu chuẩn kép cho chúng tôi?

Thế rồi, cái thói đời giả tạo ấy lại rẽ sang hướng khác, đến cơn đại dịch khiến cả thế giới khốn đốn ấy. Nó nói rằng các doanh nghiệp tư nhân khốn khổ vì COVID-19, rằng doanh nghiệp tư nhân ngắc ngoải vì “thiếu sự hỗ trợ của chính quyền”. Thực tình, tôi không biết con 64% mà bài báo ấy nhắc đến lấy từ cơ sở dữ liệu nào, vì như tôi được biết, khảo sát của Ban Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế Tư Nhân thì số doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động chiếm khoảng 20%, và 2% buộc phải giải thể. Một điều nữa tôi biết, là chính sách gia hạn thuế, miễn giảm lãi suất, hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19 đã có từ tháng 4, khi đại dịch chỉ mới ở những giai đoạn đầu tiên, quy mộ tầm 250 nghìn tỷ. Vẫn nghĩ chính quyền “thiếu hỗ trợ”, xem ra lại là trò tự trào của Việt Tân. Có lẽ thực tại khốc liệt rằng mong đợi thất bại chính quyền đã bị tạt một gáo nước lạnh, các “nhà báo” Việt Tân chỉ còn biết “cố đấm ăn xôi” mà dựng ra cả số liệu giả tạo, đi ngược lại tôn chỉ trung thực của báo chí mà chống phá như thế…

Nhưng cũng may mắn các độc giả, cái mục đích thật sự của bài báo lố lăng cũng đã lòi đuôi chuột, bằng lời phát biểu xanh rờn “…cải cách thể chế chính trị độc quyền, tức tháo gỡ những rào cản duy ý chí đang kéo lùi cỗ xe kinh tế Việt Nam.” Cố gắng đến mấy, cuối cùng Việt Tân cũng chẳng thể thoát được cái “ma lực” chống phá đeo bám. Khi chối bỏ những thành quả chống dịch, chối bỏ sự phát triển của đất nước được cả người dân và cộng đồng thế giới công nhận, thì cũng là lúc Việt Tân đã thừa nhận chúng đã không còn đi chung con đường của dân tộc Việt Nam.

Có lẽ sự trào phúng một cách vô thức như thế, âu cũng là lẽ tất yếu. Cố gắng đi ngược lại dòng đời, đi ngược lại lý trí và logic thì kết quả, cũng chỉ là những lời nhăng cuộc tự  vạch mặt cái bản chất thối nát của mình mà thôi.

*bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

HÀN NGUYÊN


Nguồn: Cánh cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây