Trang chủ Luận bàn - Phản biện Vì sao không công khai phương án nhân sự cấp cao?

Vì sao không công khai phương án nhân sự cấp cao?

146
0

Gần đây, nhiều trang báo trong nước đồng loạt đăng tải thông tin liên quan đến việc Chính phủ xác định phương án nhân sự Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội chưa công khai là tuyệt mật. Ngay sau đó, nhiều trang mạng như BBC, “Việt Tân”, RFA Tiếng Việt đã lập tức “vồ” lấy thông tin này, đăng bài với luận điệu “Tin nhân sự Tổng Bí thư là tuyệt mật, người dân không biết gì?”, “Dân bị cấm bàn tán về nhân sự tứ trụ?”,…

Vì sao không công khai phương án nhân sự cấp cao?
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị tổng kết công tác tổ chức Đại hội đảng bộ các cấp.

Đối tượng Nguyễn Quang A phát biểu rằng: “Tôi nghĩ rằng ở đây thực sự có một sự lẫn lộn gì đó, chuyện nội bộ của một đảng chính trị là chuyện riêng của đảng đó, không thể liệt kê những cái đó vào và gọi là bí mật của nhà nước được”. Liên quan đến khái niệm “tuyệt mật”, Khoản 1 Điều 8 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 đã quy định. Hiểu nôm na, bí mật nhà nước xét cho cùng là các thông tin phản ánh lợi ích của quốc gia, dân tộc.

Ở phương Tây, có hàng trăm đảng, bí mật của đảng không phải là bí mật quốc gia. Điều này là đúng, bởi lẽ họ là đa đảng và việc lộ các thông tin của một đảng không ảnh hưởng gì tới an ninh quốc gia. Nhưng ở Việt Nam lại khác, việc lộ các thông tin bí mật của Đảng – với vai trò lãnh đạo Nhà nước, xã hội chắc chắn là ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Đây là một điều không thể phủ nhận.

Vì sao không công khai phương án nhân sự cấp cao?
Bộ Chính trị đã trình Trung ương danh sách các ủy viên Bộ Chính trị, Ban bí thư đương nhiệm đủ điều kiện tái cử và được Bộ Chính trị giới thiệu. Cùng đó là danh sách 12 ủy viên Trung ương thuộc diện lần đầu được giới thiệu tham gia Bộ Chính trị, Ban bí thư khóa tới.

Một vấn đề đơn giản như vậy mà các trang mạng như BBC Tiếng Việt, RFA Tiếng Việt, “Việt Tân” cũng tìm đường xuyên tạc, vu khống “Nhà nước cấm đoán người dân bàn tán về nhân sự Đại hội”, “che giấu người dân” thì đủ cho thấy trình độ, sự hiểu biết rất hạn hẹp và khả năng diễn trò của bọn chúng. Điều đáng nói là, việc bàn về công tác nhân sự hoàn toàn không có sự cấm đoán, hàng ngày trên mặt báo vẫn xuất hiện những thông tin, hình ảnh cho biết những Ủy viên Bộ Chính trị đủ tuổi tái cử khóa XIII, những Ủy viên Bộ Chính trị quá tuổi theo quy định, có cả danh sách 7 Ủy viên Ban Bí thư đủ độ tuổi tái cử. Thậm chí, nhiều lãnh đạo đương nhiệm lẫn cựu lãnh đạo vẫn trả lời công khai về công tác nhân sự. Ban Thời sự của Đài truyền hình VTV còn thực hiện chương trình “Tọa đàm Công tác nhân sự Đại hội Đảng” giúp khán giả nhìn lại những kết quả quan trọng về công tác nhân sự Đại hội Đảng bộ các cấp qua những phân tích, đánh giá của các vị khách mời: Ông Nguyễn Quang Dương, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương và ông Nguyễn Ngọc Lâm, Nguyên Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Ủy viên Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương. Thử hỏi, có phải “Đảng giấu diếm nhân dân”, “nhân dân không biết gì”, “nhân dân bị cấm bàn tán” như lời RFA Tiếng Việt, BBC Tiếng Việt và “Việt Tân” nói hay không?

Hiện nay, Bộ Chính trị đã trình Trung ương danh sách các ủy viên Bộ Chính trị, Ban bí thư đương nhiệm đủ điều kiện tái cử và được Bộ Chính trị giới thiệu, cùng 12 ủy viên Trung ương lần đầu được giới thiệu tham gia. Đồng thời, công tác nhân sự Trung ương được thực hiện theo thứ tự: Làm với nhóm tái cử trước, lần đầu sau; với người còn đủ độ tuổi theo quy định trước, trường hợp “đặc biệt” sau; nhân sự BCH Trung ương trước rồi mới tới Bộ Chính trị, Ban bí thư; nhân sự bốn chức danh chủ chốt Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội làm sau cùng. Nếu diễn ra đúng trình tự, tiến độ thì sau Hội nghị lần thứ 14 (đã diễn ra vào ngày 17/12/2020), Trung ương khóa XII sẽ họp một lần cuối cùng nữa để triển khai công tác nhân sự với bốn chức danh chủ chốt, bao gồm cả trường hợp “đặc biệt”, trước khi thông qua báo cáo công tác nhân sự của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII để trình Đại hội XIII. Chính vì vậy, trước sau gì người dân cũng được thông tin biết rõ. Việc Chính phủ xác định phương án nhân sự Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội chưa công khai là tuyệt mật chẳng qua là chỉ là biện pháp hạn chế sự cố, rủi ro xảy ra với các lãnh đạo. Đặc biệt là phòng ngừa việc các đối tượng “dân chủ”, những kẻ cơ hội chính trị có mưu đồ đen tối, chuyên chầu chực thông tin liên quan đến lãnh đạo cấp cao để xào nấu, câu view, làm hoang mang dư luận.

Vì sao không công khai phương án nhân sự cấp cao?Càng gần Đại hội 13 thì càng xuất hiện nhiều thông tin gây chia rẽ lòng dân với Đảng và chính quyền. Nhưng khẳng định một điều, Đảng đang nỗ lực hết mình để giữ uy tín với nhân dân, thế nên không bao giờ có chuyện Đảng xem nhẹ quyền tự do ngôn luận của những người dân chân chính để cấm họ bàn tán về các vấn đề liên quan đến Đại hội XIII của Đảng. Việc một số trang mạng thêm mắm dặm muối, tung ra hàng loạt luận điệu xuyên tạc càng chứng tỏ chúng đang yếu thế, đang lo sợ về sự phát triển mạnh mẽ của tổ chức Đảng và lòng tin ngày càng vững chắc của người dân vào đất nước cũng như đội ngũ lãnh đạo tương lai.

Đặng Trường


Nguồn: Cánh cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây