Trang chủ Đối tượng Vì sao Trần Huỳnh Duy Thức không được mãn hạn tù?

Vì sao Trần Huỳnh Duy Thức không được mãn hạn tù?

184
0

Mới đây, vào dịp Ngày Nhân quyền quốc tế, BBC đăng bài nêu ý kiến của các “nhà hoạt động” trong và ngoài nước về tình trang nhân quyền Việt Nam. Đáng chú ý, trong bài viết nặng về đấu tố, công kích, xuyên tạc tình hình dân chủ Việt Nam này, BBC đưa ý kiến của Luật sư Teresa Trần Kiều Ngọc, giám đốc và sáng lập viên Phong Trào Giới Trẻ Thế Giới Vì Nhân Quyền lên án việc “bắt bớ giam cầm tùy tiện nhà báo, nhà hoạt động Phạm Đoan Trang vào đầu tháng 10 năm nay và việc lẽ ra tù nhân chính trị, doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức phải được trả tự do sau 5 năm, theo Bộ luật hình sự mới năm 2015, nhưng anh vẫn tiếp tục bị giam cầm hơn 11 năm qua. Nói chung có luật nhưng sự áp dụng vẫn tùy tiện, vẫn rất chính trị.”

Vì sao Trần Huỳnh Duy Thức không được mãn hạn tù?

Với nhận định trên đủ cho ta thấy, cô luật sư “thân hữu Việt Tân”, VOICE nói lấy được và thiếu khả năng đọc hiểu pháp luật Việt Nam.

Thứ nhất, Phạm Đoan Trang bị bắt, khởi tố theo hành vi tuyên truyền chống Nhà nước theo Điều 88 BLHS 1992 và Điều 331 BLHS 2015, nằm trên cơ sở rất nhiều cuốn sách, bài viết, trả lời phỏng vấn tuyên bố thẳng thừng hoạt động nhằm lật đổ chế độ hiện hành, là có cơ sở pháp luật rõ ràng, có phê chuẩn của cơ quan tố tụng và công khai tiến hành điều tra nhằm đưa ra xử lý tới đây. Hoàn toàn không phải là “bắt bớ giam cầm tùy tiện” như cô luật sư thân thiết, gắn bó với Đoan Trang từ lâu nói lấy được này.

Thứ hai, trường họp Trần Huỳnh Duy Thức bị kết án theo tội Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền với bản án 16 năm tù năm 2010, tính cả thời gian tạm giam, Thức phải chấp hành án đến năm 2030. Tuy nhiên, luật sư Trần Kiều Ngọc lại lập luận rằng, Trần Huỳnh Duy Thức “phải được trả tự do sau 5 năm, theo Bộ luật hình sự mới năm 2015, nhưng anh vẫn tiếp tục bị giam cầm hơn 11 năm qua. Nói chung có luật nhưng sự áp dụng vẫn tùy tiện, vẫn rất chính trị” thì chứng tỏ cô ta cố tình không đọc, hiểu luật hình sự, tố tụng hình sự Việt Nam và nói lấy được.

Điều kiện được xem xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù được quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch số 02/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 15 tháng 05 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao như sau:

“Điều 6. Điều kiện để được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù

1. Phạm nhân có đủ các điều kiện sau đây thì được đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù:

a) Đã chấp hành được ít nhất một phần ba thời hạn đối với hình phạt tù từ ba mươi năm trở xuống hoặc mười hai năm đối với tù chung thân;

b) Có nhiều tiến bộ thể hiện ở việc chấp hành tốt Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ; tích cực học tập, lao động cải tạo và phải có đủ kỳ xếp loại chấp hành án phạt tù từ khá trở lên, cụ thể như sau:

– Phạm nhân bị phạt tù chung thân phải có ít nhất bốn năm liên tục liền kề thời điểm xét giảm thời hạn được xếp loại từ khá trở lên. Trường hợp bị kết án tử hình được Chủ tịch nước ân giảm xuống tù chung thân phải có ít nhất năm năm liên tục liền kề thời điểm xét giảm được xếp loại từ khá trở lên;

– Phạm nhân bị phạt tù trên hai mươi năm đến ba mươi năm phải có ít nhất ba năm sáu tháng liên tục liền kề thời điểm xét giảm được xếp loại từ khá trở lên;

– Phạm nhân bị phạt tù trên mười lăm năm đến hai mươi năm phải có ít nhất ba năm liên tục liền kề thời điểm xét giảm được xếp loại từ khá trở lên;

– Phạm nhân bị phạt tù trên mười năm đến mười lăm năm phải có ít nhất hai năm liên tục liền kề hoặc tám quý liền kề thời điểm xét giảm được xếp loại từ khá trở lên;

– Phạm nhân bị phạt tù trên năm năm đến mười năm phải có ít nhất một năm hoặc bốn quý liền kề thời điểm xét giảm được xếp loại từ khá trở lên;

– Phạm nhân bị phạt tù trên ba năm đến năm năm phải có ít nhất sáu tháng hoặc hai quý liền kề thời điểm xét giảm được xếp loại từ khá trở lên;

– Phạm nhân bị phạt tù ba năm trở xuống phải có ít nhất một quý gần nhất được xếp loại từ khá trở lên.”

Quy định của pháp luật rất rõ điều kiện để được xét giảm án sau khi đã chấp hành ít nhất 1/3 thời hạn tù, tối thiểu phải có ít nhất 3 năm liên tục thời điểm liền kề thời điểm xét giảm xếp loại từ khá trở lên. Chiếu vào trường hợp Trần Huỳnh Duy Thức vẫn luôn luôn không thừa nhận phạm tội, hành vi vi phạm pháp luật, liên tục câu kết với gia đình thân nhân để tạo sóng truyền thông vu cáo chính quyền , trại giam không giảm án, thả tự do cho ông ta, gần như chỉ chăm chăm tìm cách, tìm cớ khiếu kiện, phản đối mọi hình thức giáo dục, cải tạo thì làm sao đạt loại khá trở lên trong cải tạo được.

Cải tạo kém như vậy, Trần Huỳnh Duy Thức làm gì có cơ hội giảm án, tha tù trước thời hạn như trường hợp Lê Công Định được? Mỗi lần xét giảm án, dù cải tạo tốt cũng chỉ được giảm với số lượng thời gian nhất định, không có chuyện cứ chấp hành 1/3 thời gian cải tạo là đương nhiên được “thả tự do”, không được thả tức là “có luật nhưng sự áp dụng vẫn tùy tiện, vẫn rất chính trị” như vu cáo, quy kết của cô luật sư Úc Trần Kiều Ngọc.

Qua đó có thể thấy, Việt tân nên xem lại trình độ luật sư của mình thiếu khả năng đọc hiểu nhưng thừa khả năng phát ngôn tùy tiện, lố bịch.

Thứ ba, nhận định hồ đồ, thiếu khả năng đọc hiểu luật của cô luật sư trên lại được BBC đăng nguyên vẹn, không với thẩm định, tìm hiểu hay đối chiếu, chứng tỏ BBC chỉ cần đăng, cần nghe, cần truyền tải những thông tin chống lại chính quyền, không cần biết nó vố lối, sai, giả dối, bịa đặt ra sao. Đây là cách làm báo của một cơ quan truyền thồng đẳng cấp quốc tế sao?

Nguồn: Loa phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây