Trang chủ Luận bàn - Phản biện Bạch Hoàn – Bà trùm “đâm bị thóc chọc bị gạo” trong...

Bạch Hoàn – Bà trùm “đâm bị thóc chọc bị gạo” trong làng báo bẩn

529
0

Bạch Hoàn – Bà trùm “đâm bị thóc chọc bị gạo” trong làng báo bẩn

Theo tuyến bài “Chân dung đối tượng”, kỳ trước Cánh Cò đã có bài viết vạch trần đối tượng Nguyễn Thúy Hạnh. Kỳ này, tiếp tục là chân dung đối tượng Bạch Hoàn, người đàn bà cùng hội cùng thuyền với Trương Châu Hữu Danh, cùng thuộc đội quân “đếm tầng” Báo bẩn.

Bà trùm có “năng lực” phản trắc

Bạch Hoàn tên thật là Bạch Thị Hoàn, sinh năm 1986, quê gốc Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2008, sau đó vào TP.HCM lập nghiệp. Những tưởng với nền tảng được đào tạo bài bản từ môi trường báo chí chuyên nghiệp, Bạch Hoàn sẽ phát huy được năng lực, góp phần xây dựng nền báo chí trong sạch, vững mạnh. Nhưng không, ngay từ khi bước chân vào tòa soạn báo lớn nhất nhì cả nước vào giai đoạn 2009-2011, Bạch Hoàn đã được cái mác “gái ngoan chuyên nghiệp”, sử dụng mánh khóe và tài dẻo miệng của mình để tiếp cận thành công nhiều ông chủ doanh nghiệp và sớm lập nên công trạng với quả “thọc” Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM). Sau vụ này, tờ báo đó cũng nổi đình nổi đám với scandal “tình ái” của Bạch Hoàn với Nguyễn Văn Tuyên, chuyên viên Công nghệ thông tin của VICEM. Kết quả, nữ phóng viên này không những có thêm “quý tử” mà còn mua được căn hộ tại Chung cư Thái An (đường Nguyễn Văn Quá, Quận 12, TPHCM).

Bạch Hoàn – Bà trùm “đâm bị thóc chọc bị gạo” trong làng báo bẩn

Cảm thấy không còn “kiếm ăn” thuận lợi nữa, Bạch Hoàn chuyển sang đầu quân cho Đài truyền hình thông qua BTV Lê Bình. Tuy nhiên, trước khi rời khỏi cơ quan cũ, Bạch Hoàn một lần nữa khiến đồng nghiệp và những người xung quan cô ta ngao ngắn bởi hàng loạt vụ bê bối khác. Tưởng chừng như cô ta sẽ an phận tại môi trường mới nhưng không lâu sau đó, Lê Bình dính vào vụ “chuyến du lịch mạo hiểm tới Syria năm 2016” thì Bạch Hoàn cũng chủ động xin ra đi và bắt đầu sống bằng nghề “KOLs”, có ảnh hưởng trên cộng đồng mạng. Bạch Hoàn gia nhập vào nhóm “Báo sạch” cùng với Trương Châu Hữu Danh, Nguyễn Phước Trung Bảo, Nguyễn Thanh Nhã, Đoàn Kiên Giang, Lê Thế Thắng, Bạch Thị Hoàn, Phạm Ngọc Hưng, Đỗ Văn Hùng. Tôn chỉ hoạt động của nhóm là “vì mục đích bảo vệ lẽ phải” nhưng đằng sau cái mác “báo sạch” đó lại là hệ thống kênh thông tin hỗ trợ kiếm tiền, trục lợi cá nhân.

Bạch Hoàn – Bà trùm “đâm bị thóc chọc bị gạo” trong làng báo bẩn

Như đã biết, hệ thống kênh thông tin “báo sạch” gồm Fanpage, Groups, Instagram, You Tube, Website (chuẩn bị đưa vào hoạt động) được xây dựng bài bản, thường xuyên, liên tục cập nhật, chia sẻ các thông tin nóng, nổi bật và quay phát trực tiếp tại các “điểm nóng” tạo thương hiệu và dễ dàng thu hút công chúng. Đặc biệt, “Báo sạch” cũng thành lập công ty, có pháp nhân để hợp thức hóa các “hợp đồng truyền thông”. Và Bạch Hoàn là một trong số ít các thành viên của nhóm thường xuyên có “hợp đồng truyền thông”, “hợp đồng quảng cáo thương hiệu” cho doanh nghiệp nhờ khả năng mồi chài, chèo kéo của mình. Chưa kể, chính cô ta còn chủ động tìm kiếm “con mồi”, tìm kiếm sai phạm, sơ hở của doanh nghiệp để viết bài theo kiểu hăm dọa, “đếm tầng” (bới móc sai phạm của doanh nghiệp) để doanh nghiệp phải tìm đến ký “hợp đồng”. Thậm chí, có doanh nghiệp chẳng hề có sai phạm gì nhưng vì muốn êm chuyện, không muốn dây dưa cũng đành nhả tiền ra cho Bạch Hoàn và nhóm “Báo sạch” của cô ta.

Một KOL vừa biết “thọt” doanh nghiệp vừa biết chơi “trò chính trị”

Lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do hoạt động trên không gian mạng, sự hỗn loạn của mạng xã hội và nhân danh “chống tiêu cực”, “nhà báo không thể bị mua”, Bạch Hoàn cũng như Trương Châu Hữu Danh nhanh chóng sử dụng chiêu trò, ngôn từ của mình để tạo dựng được tiếng tăm trên mạng xã hội. Thoạt đầu nghe những luận điệu của Bạch Hoàn có vẻ “gãi đúng chỗ ngứa” của người dân, được đám đông ủng hộ nhưng những ai tinh ý sẽ nhận thấy mưu đồ không hề đơn giản. Đó là kiếm lợi, kiếm danh, là giương cung bắn tên về phía chính quyền địa phương, các Bộ, ban, ngành. Thậm chí là công kích cả lãnh đạo cấp cao của Việt Nam.

Sự kiện in đậm bóng dáng của Bạch Hoàn nhất, có thể nói đến vụ “chống Formosa”. Thời điểm này Bạch Hoàn vừa mới mất đi “cần câu cơm”, để có vị thế đứng trên mạng xã hội, Bạch Hoàn đã bám vào đây, nhất là “tát nước theo mưa” những bài đăng của MC “Lũ” Phan Anh. Ban đầu, Bạch Hoàn chỉ muốn mở rộng mối quan hệ và bắt đầu thu hút người xem, nhưng nhờ khả năng viết lách lại được Phan Anh bình luận ủng hộ, Bạch Hoàn nhanh chóng nhận ra phía Formosa đang chú ý, từ đó Bạch Hoàn liên tục đánh cho đến khi Formosa phải mở két một khoản tiền không hề nhỏ để giảm áp lực dư luận trên mạng. Cho dù tại thời điểm đó, Formosa đã phải “đóng phạt” với Nhà nước những 500 triệu USD, cam kết khắc phụ hậu quả. Đấy, mang danh nghĩa bảo vệ môi trường để thu hút người dân, lên án Formosa, thế nhưng ngay khi miệng ngậm đầy tiền thì chẳng thấy hình dáng người bảo vệ đâu, cái bài đăng cứ lẳng lặng biến mất. Cuối cùng, từ cái sai của doanh nghiệp bị che đậy để lại hậu quả môi trường cho người dân và Nhà nước cùng nhau xử lý. Lúc đó, Bạch Hoàn đang ở đâu? Bạch Hoàn vừa được tiếng vừa được miếng, nhiều người chú ý đến cô ta mà không mảy may gì đến mối nguy hại phía sau do chính cô ta mang đến.

Bạch Hoàn – Bà trùm “đâm bị thóc chọc bị gạo” trong làng báo bẩn

Khi các cơ quan chức năng đang giữ gìn an ninh trật tự từ các vụ khiếu kiện, biểu tình trái phép, bạo loạn của người dân, đồng thời tiến hành giải quyết một cách ổn thỏa, vừa giúp người dân tiếp tục làm ăn, vừa không gây nguy hại đến an ninh trật tự thì Bạch Hoàn lại đơm một bài vu khống: “Nhà cầm quyền trấn áp bằng bạo lực sẽ có thể bị phản hồi bằng bạo lực tột cùng của sự căm phẫn. Đừng quên rằng, mỗi giọt máu của người dân rơi xuống, là hàng triệu trái tim người dân không cùng nhịp đập với người điều hành đất nước, là hàng triệu niềm tin hao mòn, là khoảng cách giữa người dân và Chính phủ lại càng xa nhau”. Đấy, một người được học hành đàng hoàng, được đào tạo nghề báo chuyên nghiệp nhưng Bạch Hoàn lại quay lưng với sự thật hòng đạt được mục đích kích động chia rẽ chính quyền và người dân, chống phá đủ điều. Thử hỏi cô ta đáng tội gì?

Sau sự việc ô nhiễm môi trường miền Trung, Bạch Hoàn bắt đầu dùng “tiền và sắc” để mua tin từ các đồng nghiệp cùng giới báo chí. Nhờ đó Bạch Hoàn ung dung kiếm được thông tin dù chả mấy khi rời khỏi nhà. Cứ mỗi bài lên, Bạch Hoàn sẽ gửi trước cho “con mồi”, nếu con mồi chấp nhận giá thì sẽ không lên nữa, nếu không thì sẽ dập bài đầu tiên, sau đó chờ vài ngày, khi “con mồi” phải bắt sóng lại thì giá sẽ được thổi lên. Có thể ví dụ vài doanh nghiệp bị Bạch Hoàn “thọt két” như Công ty CP Tập đoàn Asanzo, Nhà máy Nước Sông Đuống, Tập đoàn Hoa Sen, Tập đoàn FLC, Tân Hiệp Phát, Công ty CP Sơn INFOR, Zara, Ngân hàng thương mại CP Sài Gòn… và cả những ca sỹ như Đàm Vĩnh Hưng, Mỹ Linh, Duy Mạnh. Nếu là một người phóng viên có đạo đức nghề nghiệp hay một KOL chính trực thì khi phát hiện sai phạm của doanh nghiệp, Bạch Hoàn đã trình báo cơ quan chức năng hoặc viết bài thẳng tay nhờ cơ quan chức năng vào cuộc tìm kiếm sự thật chứ không phải dùng lỗi sai của doanh nghiệp để uy hiếp, moi tiền. Kể từ khi cầm đồng tiền đầu tiên từ việc uy hiếp doanh nghiệp thì Bạch Hoàn đã không còn tư cách để nói câu “nhà báo không bị mua” hay nhân danh “Báo sạch” nữa rồi. Cứ liên tục “đếm tầng” khai thác doanh nghiệp như thế thì “Báo sạch” hay “Báo bẩn”, chúng ta đều nhìn thấy rõ”.

Bạch Hoàn – Bà trùm “đâm bị thóc chọc bị gạo” trong làng báo bẩn

Một Bạch Hoàn “thọt” đâu được đó, luôn tự cho bản thân là người trong giới báo chí, quen biết nhiều, mồi chài cũng kha khá người, nên chả có gì phải sợ. Có lẽ vì quá tự tin về bản thân và cũng vì lòng tham hư danh không đáy mà những năm gần đây, Bạch Hoàn chuyển qua “soi mói” lãnh đạo cấp cao. Từ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đến Bộ trưởng các Bộ, ban, ngành. Không dừng lại ở đó, còn nhớ vụ 39 người Việt gặp nạn trong container ở Anh năm 2019, khi những người thân của họ đang đau thương thì Bạch Hoàn đứng ngoài còn “đổ thêm dầu vào lửa”, công khai đổ hết trách nhiệm cho Nhà nước. Bất chấp trái phải, đúng sai chỉ để thỏa mãn mục đích nổi tiếng, Bạch Hoàn còn đăng bài bênh “nhóm thanh niên Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ dùng hung khí chặn ôtô xin tiền trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai là những đứa trẻ đáng thương” và lỗi là do ngành Giáo dục.

Chưa kể, Bạch Hoàn còn cùng với KOL Phạm Ngọc Hưng mở trang fanpage có tên là “K.T” để đánh lẻ kiếm “tiền quảng cáo” từ các vụ như: Chuyện ly dị của ông bà Trung Nguyên, Vinfast, Bphone… Không chỉ tấn công doanh nghiệp, Bạch Hoàn còn nhiều lần chuyển tiền, viết bài tâng bốc các linh mục chuyên chống Đảng, Nhà nước… và luôn chỉ trích Phật Giáo, thậm chí Bạch Hoàn còn dẫn dắt nhiều “nhà báo” trẻ khác bước vào con đường “dân chủ”, trong đó Đỗ Cao Cường là một ví dụ sau loạt bài về nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế thì hắn gia nhập luôn vào tổ chức khủng bố “Việt Tân”.

Một bên là “nữ chúa”, một bên là “bà trùm”

Đâu đó, chúng ta nhìn thấy bóng dáng của Phạm Đoan Trang (“nữ chúa” trong làng dân chủ) ở Bạch Hoàn. Vì cả hai đều được đào tạo bài bản trong lĩnh vực báo chí và từng công tác cho những cơ quan, tòa soạn có tên tuổi. Nhưng cuối cùng vì ham tiền, ham hư danh mà trở thành một kẻ quay lưng lại với chính tổ chức, cơ quan của mình đi bới móc, bình luận đủ thứ chuyện trên mạng xã hội. Một không gian mạng bị Bạch Hoàn và Phạm Đoan Trang vấy bẩn. Và tội lớn nhất đó là đi ngược lại với lợi ích của nhân dân và đất nước. Nhưng nhìn lại, Bạch Hoàn còn lâu mới sánh bằng với Phạm Đoan Trang. Dù là đối tượng chống phá Nhà nước, gây nguy hiểm cho xã hội nhưng chí ít Phạm Đoan Trang có tài lập luận. Đối tượng này còn ranh ma, lõi đời hơn Bạch Hoàn gấp nhiều lần trong việc vận dụng con chữ để lèo lái dư luận và để kiếm chác. Còn Bạch Hoàn có gì ngoài sự lẳng lơ, nhan sắc tầm thường, không từ thủ đoạn để tiếp cận chèo kéo nhiều phóng viên nổi tiếng, Tổng Biên tập, CEO doanh nghiệp,…? Nếu để ý thì sẽ thấy Bạch Hoàn rất thích phô trương tự tôn hình ảnh mình như một “nàng thơ”. Có nhiều người ham đọc những tin tức, những bài viết của Bạch Hoàn cũng chỉ vì hình ảnh cá nhân đi kèm khá bắt mắt. Bạch Hoàn nhận biết lợi thế của mình rất rõ nên trong các thông tin đưa đến dư luận, cũng như trang cá nhân luôn có sự chăm chút hình ảnh để thu hút người xem. Từ đó, dấn thân vào con đường “đâm thọt”.

Bạch Hoàn – Bà trùm “đâm bị thóc chọc bị gạo” trong làng báo bẩn

Giờ đây, sau khi Trương Châu Hữu Danh bị khởi tố, bắt tạm giam 3 tháng về tội: “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, được quy định tại Điều 331, Bộ luật hình sự 2015. Tại cơ quan điều tra, đối tượng này đã khai ra chiếc “laptop địa ngục” thì Bạch Hoàn cũng xóa bài, bán tháo tài sản nhanh như lật bánh tráng. Nhưng ai có thể cứu được Bạch Hoàn đây?

Bạch Hoàn – Bà trùm “đâm bị thóc chọc bị gạo” trong làng báo bẩn

Trước đây, Bạch Hoàn luôn đề cao nước Mỹ, có hẳn video tuyên bố “nước Mỹ vĩ đại”, có lẽ giờ đây cô ta cũng đang cầu nguyện được “xuất khẩu” sang Mỹ. Nhưng kết cục cho những người phản trắc như Bạch Hoàn nào có màu hồng như vậy.

BBT Cánh Cò

Kỳ 1: Profile Nguyễn Văn Đài – kẻ tâm thần chính trị lưu vong 

Kỳ 2: Chân dung “chí phèo Dương Nội” Trịnh Bá Phương

Kỳ 3: Phạm Đoan Trang – Nữ chúa trong “Làng dân chủ”

Kỳ 4: Lê Trung Khoa Thoibao.de là ai?

Kỳ 5: Bùi Thanh Hiếu – kẻ buôn gió buôn cả lương tâm

Kỳ 6: Phạm Minh Vũ – Một con ngựa non háu đá trong làng “dân chủ”

Kỳ 7: Nguyễn Lân Thắng: Kẻ hoang tưởng vĩ nhân, gặm nát bảng vàng gia phong của cả dòng họ

Kỳ 8: Nguyễn Quang A – Từ Tiến sĩ được nuôi ăn học đến kẻ ăn cháo đá bát, phản bội Tổ quốc

Kỳ 9: Kẻ ‘ngụy quân tử’ – Trương Châu Hữu Danh và đội quân ‘đếm tầng’ Báo sạch

Kỳ 10: Lê Dũng Vova: Chân dung kẻ hút máu dân nghèo, trục lợi từ điểm nóng Đồng Tâm

Kỳ 11: Chân dung Will Nguyễn – Kẻ hai mặt tráo trở gốc Việt

Kỳ 12: Hoàng Dũng: Kẻ tự phong học giả, sẵn sàng bán đứng Tổ quốc

Kỳ 13:  Nguyễn Thúy Hạnh: Chân dung con buôn “dân chủ” mưu mô, sống sung sướng nhờ quỹ từ thiện


Nguồn: Cánh cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây