Trang chủ Loa Phường Từ chủ nghĩa McCarthy đến các nhóm phò Trump chống Cộng (2)

Từ chủ nghĩa McCarthy đến các nhóm phò Trump chống Cộng (2)

172
0

Chủ nghĩa McCarthy đã ghi dấu trong lịch sử với nhiều hoạt động truy lùng gián điệp, kết án vô căn cứ, kiểm duyệt, đánh phá xã hội dân sự bằng tin giả, và việc chống các cải cách về chính trị, y tế, phúc lợi.

Từ chủ nghĩa McCarthy đến các nhóm phò Trump chống Cộng (2)

a. Truy lùng gián điệp:

Trong 2 thập niên 1950 và 1960, các “Hội đồng đánh giá lòng trung thành” trong nhiều cơ quan chính quyền và tổ chức tư nhân ở Mỹ đã tiến hành hàng loạt cuộc điều tra, để xác định những nhân sự bị cho là “toàn trị, phát xít, cộng sản hoặc có ý định lật đổ”. Các đợt điều tra đáng chú ý nhất đã được thực hiện bởi “Chương trình Đánh giá Lòng Trung thành” của Tổng thống Truman, “Chương trình Trách nhiệm” của FBI, “Ủy ban Hạ viện về các hoạt động phi Mỹ” (HUAC), và “Tiểu ban An ninh nội bộ Thượng viện” (SISS). Trong thập niên 1960, diện theo dõi của các chương trình này không chỉ bao gồm những cá nhân bị nghi ngờ hoạt động gián điệp, mà còn bao gồm các nhà khoa học, nhân sự của ngành giải trí ở Hollywood, và các tổ chức chính trị, xã hội bạo động hoặc bất bạo động. Đối tượng bị theo dõi trải từ các tổ chức cánh tả mới, các tổ chức phản chiến như SDS, cho đến các tổ chức đấu tranh bảo vệ người da đen như Black Panther…

b. Kết án vô căn cứ:

Năm 1940, Đạo luật Đăng ký Người Nước ngoài (Alien Registration Act) được ban hành, cho phép tuyên án tội hình sự bất cứ ai “cố tình ủng hộ, hủy bỏ, khuyên bảo, hoặc giảng dạy… những ý định lật đổ Chính phủ Hoa Kỳ hoặc tiểu bang bằng vũ lực hoặc bạo lực”, hoặc tham gia, liên kết với những tổ chức có hành vi đó. Từ năm 1941 đến 1957, 140 thành viên Đảng Cộng sản Mỹ đã bị buộc tội theo luật này, 93 người trong đó bị kết án, nhiều người đã bị kết án dựa trên lời khai mà sau đó được thừa nhận là sai.

Ngoài ra, chỉ riêng việc bị triệu tập bởi HUAC hoặc các ủy ban điều tra khác cũng đã khiến nhiều người bị đuổi việc. Ước tính khoảng 12.000 người đã bị đuổi việc theo cách đó. Trong số này, có khoảng 5000 người bị đuổi việc vì bị nghi là người thuộc giới tính thứ 3. Những người theo chủ nghĩa McCarthy tuyên truyền rằng vì gia đình là tế bào xã hội, mà người đồng tính sẽ không lập gia đình và sinh con, họ phải bị xem như một căn bệnh nguy hiểm, dễ lây lan, và có khả năng đầu độc xã hội.

Trong quá trình điều tra những tổ chức bị nghi là Cộng sản, FBI cũng sử dụng một loạt các thủ thuật bất hợp pháp, bao gồm các vụ trộm, đột nhập, mở thư và nghe lén bất hợp pháp. Chẳng hạn, do các thành viên của Hiệp hội Luật sư Quốc gia Cánh tả (NLG) đồng ý bào chữa cho khách hàng trong các vụ án liên quan đến Cộng sản, tổ chức này đã bị FBI đột nhập ít nhất 14 lần trong khoảng thời gian từ 1947 đến 1951.

c. Kiểm duyệt:

Khi đứng đầu Tiểu ban Thường trực Thượng viện về Điều tra vào năm 1953 và 1954, McCarthy đã công bố danh sách các tác giả được cho là thân Cộng trước tiểu ban và báo chí. Bị áp lực, Bộ Ngoại giao đã ra lệnh cho các thủ thư ở nước ngoài loại bỏ khỏi kệ của họ “tài liệu bởi những người gây tranh cãi, Cộng sản, cảm tình viên Cộng sản, v.v.” Một số thư viện đã đốt những cuốn sách này. Dù Tổng thống Eisenhower phản đối lệnh cấm này, ông bị buộc phải thỏa hiệp bằng cách cho phép các thư viện giữ sách về chủ nghĩa Cộng sản được viết bởi những người chống Cộng, và chỉ áp dụng lệnh cấm đối với những cuốn sách Cộng sản do người Cộng sản viết.

d. Đánh phá xã hội dân sự bằng tin giả:

Để làm tổn hại uy tín của các cá nhân cần bắt giữ, hay các tổ chức cần triệt phá trong chiến dịch COINTELPRO,  FBI đã dùng tiền mua chuộc một số phương tiện truyền thông để tung tin giả về họ. Gián điệp mà FBI cài trong các tổ chức này cũng dùng tin đồn để chia rẽ các tổ chức với nhau, hoặc chia rẽ các thành viên trong nội bộ tổ chức. FBI còn tạo ra những chứng cớ giả để bắt giữ các cá nhân hoặc triệt phá các tổ chức mục tiêu. Việc gây áp lực bằng cách dọa dẫm để người thân tố cáo lẫn nhau, đồng nghiệp tố cáo lẫn nhau cũng nằm trong các kế hoạch của họ.

Một trong những phương cách bất hợp pháp khác mà FBI áp dụng trong chiến dịch COINTELPRO là tiến hành quấy rối các cá nhân hay tổ chức, thông qua việc gọi điện hay gửi thư đe dọa, tổ chức các vụ ám sát giả, phá hỏng phương tiện đi lại kể cả thâm nhập vào nơi ở và nơi làm việc để phá hoại.

Chẳng hạn, FBI từng gửi thư nặc danh, đe dọa sẽ phơi trần những vụ ngoại tình của Martin Luther King nếu ông không chịu tự sát. Khi thủ phạm sát hại nhà hoạt động nhân quyền Viola Gregg Liuzzo thú nhận rằng mình là nội gián do FBI cài vào tổ chức Black Panther, để đánh lạc hướng dư luận, FBI cũng phao tin rằng Viola là đảng viên đảng Cộng sản Mỹ, là cộng tác viên cho một cơ quan tình báo nước ngoài và có sinh hoạt tình dục bừa bãi.

e. Chống các cải cách về chính trị, y tế, phúc lợi:

Những người theo chủ nghĩa McCarthy đã đánh đồng nhiều cải cách về y tế, phúc lợi với “âm mưu của Cộng sản”. Họ chống Liên Hiệp Quốc vì cho rằng nó liên quan đến chủ nghĩa quốc tế, và chống các chương trình thuộc Chính sách Kinh tế mới (New Deal) vì nó bao gồm nhiều điều khoản phúc lợi xã hội nhằm giảm sự bất bình đẳng. Ngoài ra, họ cũng chống các dịch vụ y tế công cộng như tiêm chủng, dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần, và việc fluorid hóa nước máy, vì cho rằng đó là âm mưu của Cộng sản để đầu độc hoặc tẩy não người dân Mỹ.

Qua phân tích dấu hiệu, biểu hiện của “chủ nghĩa Carthy, bạn đã thấy nó giống y hệt như phe “phò Trump” trong làng zân chủ Việt chưa?

Những điểm giống nhau này có thể xuất phát từ sự tương đồng về bối cảnh – như nỗi sợ và hận thù đối với chủ nghĩa Cộng sản, không khí địch-ta của Chiến Tranh Lạnh, hoặc sự lên ngôi của chủ nghĩa dân túy khi cách biệt giàu nghèo ngày càng tăng… Kí ức về chủ nghĩa McCarter nhắc chúng ta về một nguy cơ mà nước Mỹ phải thường xuyên đối mặt: bỏ rơi nhân quyền khi đang nhân danh nhân quyền để đối đầu với các cường quốc khác.

Nguồn: Loa phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây