Trang chủ Tin tức Từ 1/2/2021, được phép sử dụng bản ghi âm để thay cho...

Từ 1/2/2021, được phép sử dụng bản ghi âm để thay cho giọng thật của người biểu diễn

149
0

Chính phủ ban hành Nghị định số 144/2020/NĐ-CP quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn.

Từ 1/2/2021, được phép sử dụng bản ghi âm để thay cho giọng thật của người biểu diễnTiết mục biểu diễn tại chương trình nghệ thuật kỷ niệm 89 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2019) tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh minh họa: Xuân Dự /TTXVN

Trong đó, Nghị định bỏ quy định cấm tổ chức, cá nhân biểu diễn sử dụng bản ghi âm để thay cho giọng thật của người biểu diễn hoặc thay cho âm thanh thật của nhạc cụ biểu diễn.

Cụ thể, Nghị định quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn: Chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm phạm an ninh quốc gia; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; phân biệt chủng tộc; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

Các hành vi bị cấm khác là: Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại; sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội.

So với quy định trước đây tại Điều 6 Nghị định số 79/2012/NĐ-CP, Nghị định số 144/2020/NĐ-CP đã có nhiều sửa đổi, trong đó đã bỏ việc cấm sử dụng bản ghi âm để thay cho giọng thật của người biểu diễn hoặc thay cho âm thanh thật của nhạc cụ biểu diễn.

Điều kiện tổ chức biểu diễn nghệ thuật

Nghị định số 144/2020/NĐ-CP quy định để được tổ chức biểu diễn nghệ thuật, cá nhân, tổ chức phải đáp ứng các điều kiện sau: Là đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật; hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn; tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo quy định của pháp luật; phải đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự an toàn xã hội, môi trường, y tế và phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật đồng thời có văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật trong khuôn khổ hợp tác quốc tế của các hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn thuộc Trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật thuộc Trung ương.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật được tổ chức trên địa bàn quản lý, không thuộc trường hợp do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chấp thuận.

Dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật bằng văn bản đối với một trong các trường hợp sau: Vi phạm quy định cấm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn (quy định tại Điều 3 Nghị định này); không thông báo hoặc chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận theo quy định; vì lý do quốc phòng, an ninh, thiên tai, dịch bệnh hoặc tình trạng khẩn cấp.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật là cơ quan tiếp nhận thông báo hoặc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận quy định tại Nghị định này. Văn bản yêu cầu dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật phải nêu rõ lý do, thời điểm dừng.

Quy định trên có hiệu lực từ ngày 1/2/2021.

TTXVN/Báo Tin tức

Từ 1/2/2021, được phép sử dụng bản ghi âm để thay cho giọng thật của người biểu diễn

Phân cấp quản lý cấp phép biểu diễn nghệ thuật cho địa phương

Ngày 29/10, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị lấy ý kiến nội dung dự thảo Nghị định quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn.

Nguồn: Báo Tin tức

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây