Theo dòng Chân Dung Đối Tượng, kỳ trước đã giới thiệu về chân dung Hoàng Dũng – “Kẻ tự phong học giả, sẵn sàng bán đứng Tổ quốc”, kỳ này Cánh Cò trân trọng giới thiệu chân dung Nguyễn Thúy Hạnh. Đối tượng nổi lên gần đây từ việc bị phong tỏa tài khoản ngân hàng do đứng ra nhận tiền của các tổ chức phản động để cung ứng cho nhóm khủng bố Lê Đình Kình.
Nguyễn Thúy Hạnh sinh năm 1963, có hộ khẩu thường trú tại Tây Hồ – Hà Nội. Những tưởng, là một công dân sinh sống tại Thủ đô ngàn năm văn hiến, Thúy Hạnh sẽ nhận thức được trách nhiệm của bản thân mình trong việc tiếp nối những truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Tràng An thanh lịch, góp phần dựng xây quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp. Thế nhưng, Thúy Hạnh đã tự biến mình từ người phụ nữ có gương mặt đẹp nhưng ẩn sau lớp mặt đó mà một tâm hồn vẩn đục, vì lợi ích cá nhân mà sẵn sàng bán rẻ lương tâm, Tổ quốc ở cái tuổi ngoài tứ tuần.
Người phụ nữ muốn gây dựng “sự nghiệp” cuối đời với trò hề đấu tranh “dân chủ”
Từng là cán bộ nhà nước nhưng không gầy dựng được sự nghiệp, Nguyễn Thúy Hạnh khi gặp được Nguyễn Quang A, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Tường Thụy thì như “bèo gặp nước”. Cùng là những kẻ kém cỏi về sự nghiệp và luôn đổ tại “chế độ kìm hãm nhân tài”. Từ năm 2011, Nguyễn Thúy Hạnh sau khi tìm được lý do đổ lỗi cho phần đời tẻ nhạt, nhàm chán của mình đã quyết định thử sức mình với cái nghề mới nổi “đấu tranh dân chủ”.
Từ ngày được các đối tượng phản động “khai sáng”, Nguyễn Thúy Hạnh được biết đến là một trong những biểu tình viên tích cực nhất, rất ít khi vắng mặt trong các cuộc biểu tình, tuần hành trái phép từ 4-5 năm trở lại đây như: tham gia ký “Tuyên bố 258” với mục đích yêu cầu xóa bỏ Điều 258 – BLHS; Tham gia ký “Thư ngỏ” gửi chính quyền Hà Nội để phản đối việc bắn pháo hoa dịp 10/10/2014…; Là thành viên của nhóm NoU, Hạnh thường xuyên tham gia các hoạt động tuần hành, biểu tình gây rối an ninh trật tự; Là thành viên của nhóm “Vì một Hà Nội xanh” do đối tượng Phạm Thị Đoan Trang vừa bị bắt vào hồi tháng 9 thành lập. Ngoài ra, Nguyễn Thúy Hạnh còn tham gia vào rất nhiều những hội nhóm mang danh xã hội dân sự. Những hội nhóm này đều nằm trong dự án lật đổ chính quyền bằng cách mạng đường phố và xã hội dân sự. Tiêu biểu như hội dân oan, mạng lưới blogger Việt Nam, hội phụ nữ nhân quyền, Hiến Chương 2015, Hội nhà báo độc lập ….
Với những hành động coi thường sự nghiêm minh của pháp luật, trâng tráo vi phạm pháp luật, Nguyễn Thúy Hạnh cũng đã nhiều lần bị cơ quan chức năng xử phạt về những hành vi của mình. Trong đó, vào ngày 26/4/2015, Nguyễn Thúy Hạnh đã bị Công an Quận Hoàn Kiếm xử phạt vi phạm hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng khi tham gia tập trung đông người, tuần hành, gây mất an ninh trật tự tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm. Tuy nhiên, Hạnh không những tỉnh ngộ, mà còn ngày càng sa lầy vào cái gọi là “con đường đấu tranh dân chủ”.
Kẻ hoang tưởng, đòi đại diện tiếng nói của nhân dân
Được vỗ về hà hơi bơm kích từ những kẻ đồng đảng, ảo tưởng về khả năng của bản thân, cũng như nhận sự chỉ đạo của tổ chức phản động Việt Tân, Hạnh cùng với đám “dân chủ cuội” Nguyễn Quang A tham gia trò hề ứng cử Đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ 2016-2021. Sau những ngày lăn lê từ đơn thư kiến nghị đến những đám bạo loạn dưới cái mác biểu tình, Nguyễn Thúy Hạnh đã đúc kết được cho mình khá nhiều mưu mẹo nhằm tồn tại, gây được tiếng vang trong “làng dân chủ”. Một trong số đó, phải kể đến chiêu bài lợi dụng tâm lý đám đông tại Việt Nam đang không có thiện chí với Trung Quốc, làm vỏ bọc cho những giọng điệu lừa dối khi đứng ra kêu gọi ủng hộ Hạnh trúng cử Đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên, sự tham lam, mưu mẹo của Hạnh đã hoàn toàn bị lật tẩy khi trong một cuộc phỏng vấn, người phụ nữ đã vô tình tiết lộ sự thật rằng dưới sự chỉ đạo của Việt Tân, Thúy Hạnh đang tiến hành tham vọng thực hiện một cuộc cách mạng màu, cách mạng đường phố theo kiểu “mùa xuân Ả râp” ngay tại Việt Nam. Đây là hành động hết sức nguy hiểm, đe dọa đến sự tồn vong của chế độ ở nước ta và đáng bị xã hội lên án.
Và tất nhiên, với một con người coi thường pháp luật, thường xuyên công khai chống đối chính quyền, vu khống, bịa đặt xuyên tạc đường lối, chủ trương, pháp luật của Nhà nước như Nguyễn Thúy Hạnh có xứng đáng làm Đại biểu Quốc hội, có xứng đáng để đại diện cho tiếng nói và nguyện vọng của nhân dân? Câu trả lời đã quá rõ ràng, khi Hạnh đã bị đánh rớt từ vòng gửi xe, với 0 % phiếu bầu. Tuy nhiên, điều này không những giúp Hạnh tỉnh ngộ, cảm nhận được đúng giá trị thật của bản thân mà còn là cái cớ để cô ta rêu rao, bôi nhọ, xuyên tạc chính quyền tước đoạt quyền làm chủ của mình.
Chân dung người phụ nữ mưu mô, sống hưởng lạc từ quỹ từ thiện
Mặc dù, không thành công ở trò ứng cử đại biểu, tuy vậy sau đó Hạnh đã gây được khá nhiều tiếng vang. Cộng thêm, sự lọc lõi của tuổi đời, Nguyễn Thúy Hạnh đã nhanh chóng tìm ra mánh khóe làm giàu từ cái gọi là “đấu tranh dân chủ” – đó chính là từ thiện. Lợi dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” đang diễn ra trong nước, Hạnh tìm mọi cách đánh bóng tên tuổi hòng thu hút các nguồn lực tài chính từ nước ngoài và các tổ chức, cá nhân trong nước. Với chiêu trò kích động người dân khiếu kiện tham gia các hoạt động chống đối, qua đó kêu gọi tài trợ từ các tổ chức thù địch, chống đối Việt Nam ở nước ngoài, Thúy Hạnh đã gầy dựng nên cái gọi là “Qũy 50k”.
Bản chất “con buôn dân chủ” thực sự bộc lộ khi Hạnh đã thành công gầy dựng “Quỹ 50k” này nhận được con số tài trợ lên đến hàng chục nghìn tỷ. Đó chính là bằng chiêu trò, thường xuyên và luôn tận dụng cơ hội tiếp xúc với những kẻ có hành vi chống phá Nhà nước, có âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân nhưng “ít được biết đến” so với những đối tượng đã quen thuộc nhẵn mặt như Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Anh Hùng… Nhờ vậy, một mặt Thúy Hạnh “có công” giúp các tổ chức khủng bố như Việt Tân và Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời tìm ra những gương mặt mới như Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Văn Đức Độ (là thành viên nhóm “liên minh dân tộc tự quyết Việt Nam”, đã bị bắt và bị kết án vì hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân), các bị cáo, bị can gây rối trật tự tại Phan Rí Cửa (Bình Thuận). Nhờ đó, nhận được không ít tiền tài trợ từ các tổ chức phản động, thù địch với Việt Nam. Mặt khác, với “công lao” này, Thúy Hạnh nghiễm nhiên trở thành “ân nhân” của những kẻ đã lầm lỡ tin theo. Đương nhiên, sau khi đã bị lợi dụng tên tuổi thành công, những kẻ này sẽ nhanh chóng bị loại khỏi danh sách, nhường chỗ cho đồng bọn thân cận của Thúy Hạnh bởi chuyện Thúy Hạnh hứa hẹn quyên góp rồi lại nuốt lời đã trở thành cơm bữa. Đơn cử, vào hồi 3/2019, Thúy Hạnh tuyên bố sẽ hỗ trợ 15 gia đình bị cáo từng tham gia gây rối ở Ninh Thuận với số tiền tổng cộng là 30 triệu/tháng. Tuy nhiên sau gần hai năm, người đàn bà này chỉ chuyển khoản cho họ số lần đếm trên đầu ngón tay.
Thúy Hạnh cũng tỏ ra là một kẻ khá liều lĩnh khi ngang nhiên gây quỹ, tài trợ tiền cho các đối tượng liên quan nhiều vụ án nghiêm trọng, mà gần nhất là vụ việc xảy ra tại Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội). Hạnh đã dám đại diện đứng ra quyên góp tiền cho đối tượng khủng bố Lê Đình Kình và tất nhiên, sau đó tài khoản đã bị phong tỏa. Nhưng với Hạnh chuyện đó cũng không ảnh hưởng gì. Bởi, là người xảo quyệt, Thúy Hạnh từ kẻ phạm tội lại đóng vai nạn nhân to miệng kêu gào ra vẻ oan ức khi bị các cơ quan chức năng cảnh cáo vì thủ đoạn quyên tiền cho tội phạm, khủng bố, lấy đó làm lý do xin tiền và để làm bình phong. Miệng thì kêu như vậy, nhưng sau đó, Hạnh lại nhanh chóng chuyển qua chiến thuật khác, không còn nhận trực tiếp tiền mặt từ các cá nhân và tổ chức chống phá mà chuyển qua các trung gian đại diện của Hạnh tại Việt Nam.
So với đồng bọn, Thúy Hạnh tỏ ra mưu mô, xảo quyệt và ma lanh hơn, vì luôn tìm cách khoác cho mình vỏ bọc minh bạch về mặt tài chính. Thế nhưng, dù vậy vẫn bị đồng bọn tố cáo biển thủ tiền bằng cách chuyển cho hàng loạt quỹ nhỏ thiện nguyện khác của chị ta như “quỹ quà tết”, “quỹ sách giáo khoa”, quỹ “Lê Anh Hùng”, “Phan Rí”, “tù nhân lương tâm” Đặng Bích Phượng…
Nhờ vậy mà, mà mặc dù “nhà hoạt động” Thúy Hạnh suốt 8 năm không hề có công ăn việc làm cụ thể, nhưng vẫn khoe trên mạng xã hội là đang sở hữu ba căn hộ cao cấp cùng nhiều bất động sản giá trị khác. Đúng là “gừng càng già càng cay”, dù sinh sau nhưng Thúy Hạnh thu về món lợi nhuận khá khẩm hơn hẳn so với trò viết sách, báo của Phạm Chí Dũng, Phạm Đoan Trang. Vì thế, mà dù bao lần “kể khổ” về việc sử dụng, vận hành các quỹ “từ thiện”, Thúy Hạnh vẫn nhất mực không chuyển giao “nhiệm vụ” cho các “con buôn dân chủ” khác.
Nếu đong đếm thành công bằng tiền bạc mà bất chấp cả lương tâm, giá trị đạo đức cơ bản của con người thì Nguyễn Thúy Hạnh được xem là một trường hợp thành công. Nghề “dân chủ” đã giúp Hạnh sắm nhà lầu, xe hơi, tham dự các bữa tiệc sang trọng, thoải mái du lịch ở nước ngoài mà chẳng mất một hào vốn liếng. Thậm chí, sau khi thu bẫm từ mọi thủ đoạn kiếm chác, Hạnh có thể sẽ tìm cách chứng minh mình là người “đấu tranh” hăng hái để được bảo lãnh ra nước ngoài sinh sống. Thế nhưng, nhân quả nhãn tiền, tin chắc rằng cái kết của những kẻ vì lợi ích mà bán rẻ lương tâm, danh dự của bản thân, gia đình và dòng họ sẽ khiến những kẻ như Hạnh phải hối hận cả đời. Tiền bạc để làm gì khi cuối cùng không còn ai bên cạnh, chỉ còn những bản án nghiêm minh của pháp luật đang chờ đợi cô ta ở cuối con đường.
BBT Cánh Cò
Nguồn: Cánh cò