Bản án thích đáng cho Trần Đức Thạch

Bản án thích đáng cho Trần Đức Thạch

Sáng hôm qua 15/12, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Trần Đức Thạch bị truy tố về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 109 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Bản án thích đáng cho Trần Đức Thạch

Bị cáo Trần Đức Thạch sinh ngày 19/6/1952; là lao động tự do; thường trú tại Xã Diễn Tân, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Y cũng từng bị Tòa án nhân dân tối cao xử phạt 3 năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Từ tháng 3/2013 đến tháng 7/2017, Trần Đức Thạch cùng với các đối tượng Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển khởi xướng, thành lập tổ chức, xây dựng cương lĩnh, điều lệ, quy chế hoạt động và chỉ đạo, điều hành hoạt động của tổ chức “Hội anh em dân chủ”, lập Văn phòng đại diện, địa chỉ Website để hoạt động, xây dựng “Cương lĩnh vắn tắt”, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, chiến lược đối nội, đối ngoại, lợi dụng việc đấu tranh cho “dân chủ, nhân quyền”, “xã hội dân sự” để che dấu mục đích hoạt động chống chính quyền; liên kết với các tổ chức bất hợp pháp trong nước và nước ngoài với mục đích khi lực lượng đủ mạnh, chờ thời điểm phù hợp sẽ công khai hoạt động, đối đầu chính quyền, thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam, tiến tới lật đổ chính quyền nhân dân.

Tháng 12/2015, Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển cùng đồng bọn về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Mặc dù quá trình làm việc với Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an và Công an tỉnh Nghệ An, Trần Đức Thạch đã viết bản cam kết từ bỏ “Hội anh em dân chủ”, không tiếp tục thực hiện những hoạt động chống đối Nhà nước Việt Nam, nhưng với ý thức và quyết tâm phạm tội đến cùng, Trần Đức Thạch vẫn tiếp tục thực hiện các hoạt động phạm tội nhằm chống phá chính quyền Nhà nước Việt Nam.

Từ ngày 01/5/2019 đến ngày 02/3/2020, bị can Trần Đức Thạch còn có hành vi soạn thảo, đăng tải nhiều bài viết có nội dung xuyên tạc các sự kiện kinh tế, chính trị xã hội; bôi nhọ, xúc phạm các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại trang Facebook “Trần Đức Thạch”. Hành vi này thể hiện tư tưởng, hoạt động chống phá của Trần Đức Thạch.

Hội đồng xét xử cho rằng, vụ án thuộc loại đặc biệt nghiêm trọng; hành vi phạm tội của bị cáo là nguy hiểm, diễn ra trong thời gian dài, hoạt động với mục đích chống chính quyền. Việc Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An đưa vụ án ra xét xử là cần thiết nhằm thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, mọi hành vi xâm phạm đến chế độ chính trị, sự vững mạnh của Nhà nước CHXHCN Việt Nam đều phải được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh.

Căn cứ quy định tại khoản 1, Điều 109; điểm s, khoản 1 và khoản 2, Điều 51; điểm h khoản 1, Điều 52; Điều 43, Điều 122 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Trần Đức Thạch 12 năm tù về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, phạt quản chế 3 năm kể từ khi hết thời hạn chấp hành phạt tù.

Cá nhân tác giả và nhiều người nhận định đây là bản án thích đáng dành cho Trần Đức Thạch, đồng thời mang tính răn đe đối với những đối tượng đang có những hành vi tương tự và vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.

Tuy nhiên, theo đài RFA thì Luật sư Hà Huy Sơn (vị luật sư có thành tích đáng nể: Tỉ lệ bào chữa thành công 0%, tỉ lệ giảm án 0%, tỉ lệ kháng án thành công 0%) – người bào chữa cho Thạch gọi đây là “bản án oan sai”. 

“Tại tòa thì tôi cho rằng những hành động ông ấy không phải là phạm tội, đó là bản án oan sai và bất công đối với ông ấy.

Theo tôi thì bản chất của vụ này là người ta ngăn cấm tư tưởng đa nguyên, đa đảng thôi. Còn hành vi của ổng không có gì nguy hiểm cả, nó không trái với hiến pháp. 

Ông Thạch thừa nhận các hành vi của mình như cáo trạng nêu ra nhưng không phải là lật đổ chính quyền mà chỉ muốn xã hội tốt đẹp hơn theo nhận thức của ổng thôi.” 

Thậm chí, Phil Roberson – Phó Giám đốc phân ban Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền HRW còn lớn tiếng cả gan cho rằng:

“Đến bao giờ Việt Nam mới nhận ra rằng những công dân như Trần Đức Thạch cần được tôn vinh vì cam kết cải cách và các quyền của họ, không bị ngược đãi chỉ vì đã chỉ ra những thiếu sót trong chính phủ và xã hội? 

Khởi tố những người như Trần Đức Thạch chỉ làm cho Việt Nam yếu đi chứ không mạnh lên. 

Các nhà tài trợ quốc tế và các đối tác thương mại của Việt Nam nên chấm dứt im lặng trước những vi phạm nhân quyền của Việt Nam, và yêu cầu chấm dứt đàn áp những người thực thi quyền của họ.”

Những luận điệu trên cũng chẳng có gì xa lạ, chỉ là chiêu trò cố đấm ăn xôi, vớt vát lại tí danh dự cho các đối tượng trong khi phong trào zận chủ đang đi vào giai đoạn khó khăn. Khả năng cao sẽ có phiên tòa phúc thẩm tiếp theo. Và theo như kinh nghiệm của những anh chị đi trước thì bản án sẽ vẫn giữ nguyên, thậm chí có khi lại tăng nặng, chứ đừng nghĩ có chuyện giảm nhẹ với cái tài bào chữa của các luật sư trong “hợp tác xã toàn thua”.

Việc xét xử Trần Đức Thạch cũng là hồi chuông cảnh báo cho những ai đang bị các thế lực thù địch dắt mũi bằng những chiêu bài, luận điệu xuyên tạc mà thực hiện các hành vi trái pháp luật nhằm chống lại Nhà nước và chính quyền nhân dân./.

Hoa sữa

Nguồn: Người con Đất Mẹ

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *