Anh Phong tôi vừa có quả tút lay động lòng người các anh chị ạ. Bằng cách này, anh đã biến một câu chuyện đơn thuần là khoa học thành câu chuyện chính trị. Và tất nhiên, cũng bằng cách đó mọi người hiểu tâm tính, trình độ và thái độ chính trị của anh hơn.
Khi nói về việc Bộ Y tế cho thử nghiệm Vắc xin trên người, anh Phong viết: “Thứ nhất, hãy thử nghiệm ngay ở lãnh đạo chủ chốt của Bộ Y tế, bao gồm từ Bộ trưởng, Thứ trưởng và lãnh đạo vài ba Cục có liên quan. Thứ hai, tuyển chọn ngay trong số những ai tham gia ứng cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ tới, với ba độ tuổi: cao tuổi, trung tuổi và trẻ nhất”.
Tút của anh được VOA lấy làm cảm hứng trong bài: “VN thử vắc xin Covid: Lãnh đạo đảng, nhà nước, Bộ Y tế nên làm gương?”. Với giọng điệu đểu giả pha chút kích động, VOA viết:
“Đón nhận tin Việt Nam sắp thử nghiệm vắc xin quốc nội ngừa Covid-19, theo quan sát của VOA, một số người đưa ra ý kiến trên mạng xã hội rằng các lãnh đạo đảng, nhà nước và Bộ Y tế nên là những người đầu tiên tiêm thử nghiệm để “làm gương”, cũng như để tạo sự yên tâm trong dân chúng về tính an toàn của vắc xin”Để củng cố cho giọng điệu ấy là có thật, VOA trích lời anh Nguyễn Như Phong như sau:
“Trên trang Facebook cá nhân có tổng cộng gần 63.000 người theo dõi, ông Phong, từng là Tổng Biên tập báo mạng PetroTimes và Phó Tổng Biên tập báo Công An Nhân Dân, viết: “Thứ nhất, hãy thử nghiệm ngay ở lãnh đạo chủ chốt của Bộ Y tế, bao gồm từ Bộ trưởng, Thứ trưởng và lãnh đạo vài ba Cục có liên quan. Thứ hai, tuyển chọn ngay trong số những ai tham gia ứng cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ tới, với ba độ tuổi: cao tuổi, trung tuổi và trẻ nhất”.
Thật khó có thể tưởng tượng, một người làm báo như anh Nguyễn Như Phong lại có giọng điệu khiêu khích, thách thức và có phần trẻ trâu ấy. Đọc tút của anh, người ta nhận ra sự bất mãn, hằn học với các lãnh đạo đảng, nhà nước và lãnh đạo bộ y tế.
Thưa anh Phong, thử nghiệm Vắc xin là vấn đề khoa học, ngoài việc tuân thủ pháp luật thì cần tuân thủ các quy trình, điều kiện khoa học chứ không phải vấn đề chính trị.
Thử nghiệm Vắc xin là một thử nghiệm lâm sàng nhằm mục đích thiết lập sự an toàn và hiệu quả của Vắc xin trước khi được cấp phép. Chương trình thử nghiệm Vắc xin ngừa Covid-19 của Việt Nam chính thức bắt đầu vào ngày 10/12/2020. Đây là giai đoạn thử nghiệm trên người và vì thế cần có TÌNH NGUYỆN VIÊN ĐỦ ĐIỀU KIỆN.
Về TÌNH NGUYỆN VIÊN, Báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên đưa tin rằng “NANOGEN và Học viện Quân Y ước tính ở giai đoạn 1 thử nghiệm vắc xin sẽ cần tuyển lựa 20-60 tình nguyện viên là người khỏe mạnh trong độ tuổi 18-50”.
Phản ứng với phát biểu của anh Phong, GS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương nói với VOA:
“Các nhà lãnh đạo không nên tham gia. Đây là nghiên cứu khoa học chứ có phải là chính trị đâu. Vắc xin là vấn đề khoa học, cho nên là những người đủ tiêu chuẩn mới tham gia và là tình nguyện. Cái này không phải vấn đề chính trị. Quan điểm của tôi là đủ tiêu chuẩn, theo đúng tiêu chí của nghiên cứu thôi. Thử nghiệm vắc xin là vấn đề khoa học”.
TS Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Cục Khoa học và Công nghệ đào tạo Bộ Y tế, Chánh Văn phòng chương trình quốc gia nghiên cứu phát triển vắc xin cho biết, “trước khi tham gia tiêm thử nghiệm lâm sàng, các tình nguyện viên sẽ được khám sức khỏe, khai thác kỹ về tiền sử sức khoẻ. Những người được lựa chọn phải bảo đảm khỏe mạnh, không có bệnh nền. Để tránh những phản ứng gặp phải sau khi tiêm vắc xin, những người có cơ địa dị ứng (với thuốc, thực phẩm…) sẽ không tham gia tiêm thử nghiệm. Việc tuyển dụng tình nguyện viên, khám sàng lọc mất ít nhất 7 ngày”.
Với những gì mà 2 nhà khoa học ở trên đã nói thì không phải ai cũng được thử nghiệm lâm sàng. Đối với người được thử nghiệm phải hội đủ điều kiện cần là tình nguyện và điều kiện đủ là tuổi từ 18-50, không có bệnh nền, không cơ địa dị ứng và nhiều đòi hỏi về y khoa. Thế đã đủ chưa anh Nguyễn Như Phong?
Anh Phong có thể viết báo, làm văn nhưng chắc chắn anh không thể làm khoa học bởi đầu óc bệnh hoạn, hằn học. Nhể?
Ong Bắp Cày
Nguồn: Tre làng