Thân nhân các đối tượng phạm tội ở xã Đồng Tâm đang phải gánh chịu luật nhân quả?

Thân nhân các đối tượng phạm tội ở xã Đồng Tâm đang phải gánh chịu luật nhân quả?

Vụ án hình sự Giết người và Chống người thi hành công vụ xảy ra tại xã Đồng Tâm đã kết thúc với những bản án thích đáng. Kẻ phạm tội đã phải trả giá cho những hành vi man rợ, vô nhân tính của mình. Và thân nhân của chúng xem ra cũng đang phải gánh chịu những hậu quả do hành vi của chính người chồng, người bố, người con của mình gây ra.

Trang Loa phường đã có bài viết về vấn đề này Điều gì đang xảy ra với thân nhân số đối tượng phạm tội giết người tại Đồng Tâm? trong đó cho biết:

“Gần đây trên trang facebook cá nhân của mình, chính Bùi Thị Hồng Minh (con gái đối tượng Bùi Viết Hiểu) đăng tải hình ảnh cho thấy cảnh vợ và em vợ đối tượng Bùi Viết Hiểu đang ốm rất nặng, khả năng “không qua được” như lời Minh nói với số đối tượng chống đối chính trị. Minh và thân nhân hiểu rằng đó là “hậu quả nhãn tiền” do Bùi Viết Hiểu gây ra…

Thân nhân các đối tượng phạm tội ở xã Đồng Tâm đang phải gánh chịu luật nhân quả?

Không chỉ vợ Bùi Viết Hiểu, mà chính vợ con Lê Đình Kình cũng đang phải trả giá cho những tội lỗi của Kình và đám con cháu của mình gây ra. Từ sau chồng, con cháu gây ra tội ác, Dư Thị Thành như một kẻ vô hồn, ám ảnh do tội lỗi nên thường xuyên ốm đau; gần đây khi nghe Lê Thị Loan (là bị cáo đang chấp hành án treo) kể lại, thì người dân xã Đồng Tâm mới được biết con cháu Dư Thị Thành đang không cho bà Thành biết bà ta đang mắc bệnh ung thư.

Nhưng cái giá của tội ác gây ra không dừng ở đó, cũng chính từ lời nói của Lê Thị Loan, thì Trần Thị Hương (vợ Lê Đình Công) đang bị trầm cảm, thường xuyên bỏ nhà đi lang thang, có nhiều hành vi như người điên do thấy con dâu Nguyễn Thị Duyên (vợ Lê Đình Uy) lấy lý do mở cửa hàng tại huyện Thanh Oai để công khai sinh sống, cặp kè với người khác. Những gì đang xảy ra trong gia đình, chính Dư Thị Thành cùng con cháu phải âm thầm chịu đựng, không dám công khai, chia sẻ với bất kỳ ai vì lo sợ dư luận.

Điều này cũng đang xảy ra với gia đình Nguyễn Quốc Tiến khi mẹ Tiến cũng đang mắc bệnh hiểm nghèo, thường xuyên ốm đau.”

Khi tiếp nhận các thông tin trên, nhiều độc giả cho rằng như vậy là đáng đời, gieo nhân nào gặp quả đấy. Điều này cũng dễ hiểu vì cho đến giờ, khi nghe kể lại diễn biến vụ án hay đọc lại cáo trạng của Viện Kiểm sát, chúng ta vẫn không thể hiểu nổi 29 bị cáo lại thực hiện những hành vi man rợ như vậy.

Tuy nhiên, tác giả có đôi điều suy nghĩ: Đồng ý với nhận xét trên của mọi người nhưng chúng ta không nên quá nặng nề việc chỉ trích những thân nhân của các đối tượng trong vụ án hình sự Giết người và Chống người thi hành công vụ tại Đồng Tâm đang phải gánh chịu hậu quả. Bệnh tật trong cơ thể con người xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, môi trường sống, điều kiện vệ sinh, yếu tố di truyền… chứ không phải mỗi là do suy nghĩ quá nhiều (người ta hay gọi đó là tâm bệnh). Đành rằng tôi đồng ý suy sụp về tinh thần là nguyên nhân chính dẫn đến cơ cảnh nêu trên, tác động rõ nét nhất đến sức khỏe của họ.

Như trường hợp gia đình Lê Đình Kình. Đáng nhẽ là tứ đại đồng đường chung sống quây quần với nhau. Nhưng giờ đây thì người chết, người ung thư, người điên, người lăng loàn. Thiết nghĩ, kẻ phạm tội cũng đã phải trả cái giá thích đáng theo sự xét xử nghiêm minh của pháp luật. Người nhà của họ chắc chắn cũng đã phải chịu sự miệt thị, dè bỉu, dị nghị của bà con hàng xóm chứ cũng chả sung sướng gì. Giờ lại cộng thêm bệnh tật, gia cảnh nhếch nhác thì coi như cũng chịu khổ nhục để trả nợ cho tội ác của 29 bị cáo kia.

Nếu bây giờ, chúng ta thấy đó mà chỉ trích, chì chiết thân nhân của các đối tượng, theo tác giả đó là điều không nên, bởi lẽ:

Thứ nhất, vô hình chung làm như vậy chúng ta đã đẩy họ ra xa hơn với xã hội. Họ đã mang tiếng vì có người nhà phạm tội, giờ sẽ càng mặc cảm về bản thân và không có thiện chí với những người xung quanh, với chính quyền địa phương. Đây chính là mầm mống có thể dẫn đến các hành vi phạm tội khác sau này.

Thứ hai, chúng ta không giúp đỡ họ thì có lẽ cứ kệ họ. Không nên có hành vi kì thị, lời nói chì chiết, xúc phạm họ chỉ vì người thân của họ là kẻ phạm tội, mặt khác, các anh chị “cấp tiến” thì luôn sẵn sàng xuyên tạc việc này để gây phức tạp tình hình.

Nguyên nhân dẫn đến vụ án tại Đồng Tâm không phải là ngày một ngày hai mà đó là sự âm ỷ của những mâu thuẫn kéo dài không được giải quyết triệt để. 29 bị cáo không phải là con số nhỏ. Hậu quả mà các bị cáo gây ra, ngoài việc hi sinh của 3 cán bộ công an còn là sự phức tạp tình hình an ninh, trật tự tại Đồng Tâm. Thế cho nên ứng xử thế nào trong tình huống này không phải là điều đơn giản. Làm thế nào để cho các đối tượng cũng như thân nhân của họ cảm thấy ăn năn về tội lỗi của mình, cảm thấy mình như vậy là “xứng đáng” và không còn cách nào khác, phải sớm quay về con đường hoàn lương để làm lại cuộc đời, đó mới là nhân văn./.

Hoa sữa

Nguồn: Người con Đất Mẹ

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *