Lên trên không gian mạng, thường thấy các nhà zân chủ Việt tố khổ tố nạn cảnh sống trong nhà tù Việt Nam như thể “địa ngục”, tiêu biểu như qua lời kể của vợ Nguyễn Văn Đài, Trần Thanh Nghiên…và nhận được vô số tung hứng, đấu tố chế độ từ “bạn bè” của họ. Rồi từ đó, họ bu vào thương vay khóc mướn cho số phận những kẻ họ tung hô là “tù nhân lương tâm”, rồi vận động chính giới nước ngoài, các tổ chức quốc tế can thiệp đòi trả tự do cho những người này hoặc vận động đưa ra nước ngoài đến với “thiên đường” họ mong muốn như Mỹ, Đức, Pháp. Có lẽ chính qua màn tố khổ này của nhóm tự nhận là “tù nhân lương tâm” khiến chính giới các và các tổ chức nhân quyền nước ngoài có cái nhìn ác cảm với chế độ chính trị và nhà tù Việt Nam, cho rằng, chính quyền “trả thù” người “bất đồng chính kiến”!
Do vậy, trong những năm gần đây, chính quyền tăng cường có phiên đối thoại nhân quyền với Mỹ,EU, Úc cũng như tổ chức cho các nhân viên Đại sứ quán các nước này và phóng viên nước ngoài đến thăm nhà tù Việt Nam để kiểm chứng và đối chiếu với những tư liệu mà các cá nhân, tổ chức chống phá Nhà nước tung ra. Nhờ vậy, phía Đại sứ quán các nước có vẻ như giảm hẳn luồng công kích chính quyền, phần lớn họ vào tù để tiếp xúc tù nhân này nhằm hỏi thăm “nguyện vọng” khi nhận được “chỉ thị” từ trong nước phải can thiệp cho tù nhân x, y, z nào đó tỵ nạn nhân đạo.
Thậm chí trong một chuyến viếng thăm gần đây của cả đoàn phóng viên nước ngoài được Bộ Công an dẫn vào tận mắt nhìn, nghe, nói chuyện với các tù nhân về các điều kiện ăn ở, sinh hoạt, học tập, cải tạo đã phải thốt lên “Trại giam Việt Nam được tổ chức quá tốt”
Ngày 4-12, Bộ Công an Việt Nam tổ chức cho Đoàn phóng viên nước ngoài thường trú tại Việt Nam đến Trại giam Thủ Đức (Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng – Bộ Công an, đóng tại huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận) tuyên truyền về đảm bảo quyền của phạm nhân ở Việt Nam.
Như chính báo chí sau chuyến thăm này phản ánh hiện các trại giam của Việt Nam thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách cho phạm nhân đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật. Từ chế độ ăn, mặc, ở, khám chữa bệnh của phạm nhân luôn được đảm bảo theo tiêu chuẩn định lượng nhằm đảm bảo sức khỏe trong quá trình giam giữ, lao động, học tập tại nơi chấp hành án. Các phạm nhân được tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập cộng đồng phải được nghỉ các ngày thứ bảy, chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật. Thậm chí, các phạm nhân ốm đau, bệnh tật đều được hệ thống bệnh xá ở trại giam thăm khám, chăm sóc ban đầu; sau đó nếu bệnh nặng có thể đưa lên tuyến trên chữa trị.
Hàng năm, các trại giam đều tổ chức Hội nghị gia đình phạm nhân, người thân phạm nhân được mời tới để nghe quá trình học tập, chấp hành cải tạo của con em họ trong năm; đồng thời cũng mời họ vào xem trực tiếp điều kiện ăn ở, sinh hoạt của con em họ trong trại. Ngoài ra, các trại giam còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể dục thể thao cho phạm nhân vui chơi, giải trí, tăng sức khỏe cho bản thân, giúp họ thêm động lực cải tạo, học tập sớm được giảm án, tha tù trước thời hạn…
Thế nên, đôi khi màn tố cáo, ăn vạ lố bịch của mấy tù nhân dán mác “tù nhân lương tâm” bị bóc mẹ hoặc sơ hở từ chính thân nhân của họ. Chẳng hạn, Cù HUy Hà Vũ từng được gia đình la lối tuyệt thực khiến các tổ chức nhân quyền quốc tế và đồng đảng bên ngoài đem chính quyền đấu tố, đã bị truyền hình vào tận nhà giam bóc mẽ, ông ta không hề tuyệt thực, chỉ từ chối cơm tù nhằm phản đối quản giáo mở cửa phòng giam lúc sáng sớm là đe dọa tính mạng của ông ta, bản thân ông ta có cả kho lương thực tiếp tế của gia đình, đâu cần cơm tù. Hay trường hợp Hải Điếu cày bị lu loa tống biệt giam, chặt tay, sức khỏe suy kiệt, tuyệt thực dài ngày cũng bị truyền thông, báo chí bóc mẽ với chế độ ăn uống, tiền lưu ký gửi quầy thực phẩm, tiếp nhận chế độ ăn uống bình thường và tay đã được mọc lại! Nhiều khi thấy màn ăn vạ quá trướng mắt, lộ liễu của đồng bọn, một tù nhân chính trị khác buộc phải lên tiếng phản bác, cho rằng điều kiện tù nhân chính trị trong tù rất tốt, người thân và cộng đồng bên ngoài không phải lo.
Vậy nên không lạ khi ai ra tù cũng béo tốt, khỏe mạnh, trừ một vài trường hợp có bệnh lý nền. Thậm chí qua lời kể ngô nghê của thân nhân, thiên hạ còn được biết đến cuộc sống như đi an dưỡng của Cấn Thị Thêu.
Còn chuyện một số bị can, bị cáo xâm phạm an ninh quốc gia – là tội đặc biệt nguy hiểm theo Luật Hình sự Việt Nam nên không được tiếp xúc với thân nhân và luật sư trong giai đoạn điều tra, đã quy định rõ trong luật, không phải là căn cứ để họ la làng, ăn vạ rằng Nhà nước phân biệt đối xử với loại tù nhân này.
Nguồn: Loa phường