Trang chủ Dân quyền Ân xá quốc tế và cái nhìn méo mó về Việt Nam

Ân xá quốc tế và cái nhìn méo mó về Việt Nam

172
0

Ân xá quốc tế và cái nhìn méo mó về Việt Nam

Tin cho hay tổ chức Ân xá quốc tế vừa có bản báo cáo phúc trình “lên án” việc Chính phủ Việt Nam bắt tay với các hãng dịch vụ công nghệ lớn trên mạng như Google và Facebook để gia tăng kiểm duyệt, đàn áp tự do ngôn luận tại Việt Nam.

Tin từ nhà đài RFA cho hay:

“Ân Xá Quốc tế – tổ chức phi chính phủ chuyên theo dõi vấn đề nhân quyền, hôm 1-12-2020 công bố báo cáo dài 78 trang với tiêu đề “HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI THỞ” qua đó phơi bày tình trạng bắt tay kiểm duyệt ngày càng khắt khe của chính phủ Việt Nam cùng với các mạng xã hội lớn như Facebook và Google. 

Thông cáo báo chí nêu rõ ‘Các đại công ty này “đang tự cho phép mình trở thành công cụ kiểm duyệt và quấy rối người dân của chính quyền Việt Nam, trong một dấu hiệu đáng báo động về việc các công ty này có thể ngày càng hoạt động ở các quốc gia hà khắc.” 

Báo cáo có cả tiếng Anh và tiếng Việt dựa trên hàng chục cuộc phỏng vấn với các nhà hoạt động và bảo vệ nhân quyền trong và ngoài Việt Nam, bao gồm các cựu tù nhân lương tâm, luật sư, nhà báo và nhà văn, ngoài thông tin do Facebook và Google cung cấp. 

Tổ chức này cũng khuyến nghị Chính phủ Việt Nam bãi bỏ hoặc sửa đổi một số điều trong Bộ luật Hình sự 2015, luật An ninh mạng và các Nghị định để phù hợp với luật nhân quyền quốc tế.

Đồng thời đề nghị “chấm dứt quấy nhiễu, đe dọa, bắt giữ và truy tố các nhà hoạt động và bảo vệ nhân quyền, và mọi cá nhân đã tham gia thực thi ôn hoà các quyền của mình về tự do biểu đạt và hội họp cả trên mạng và ngoài mạng” và trả tự do cho các tù nhân lương tâm.”

Có thể nói đây là một cái nhìn thiên lệch của tổ chức Ân xá quốc tế đối với Việt nam và đối với thực trạng nhân quyền tại Việt Nam.

Việt Nam không gia tăng kiểm duyệt, Việt Nam không đàn áp tự do ngôn luận. Việt Nam cũng không yêu cầu Facebook và Google gia tăng kiểm duyệt như cáo buộc của Ân xá quốc tế. Việt Nam chỉ yêu cầu Facebook và Google tuân thủ pháp luật Việt Nam khi hoạt động tại Việt Nam.

Tại Việt Nam để đảm bảo lợi ích chung cũng như để quyền con người, nhất là quyền được tiếp cận thông tin sạch được thực hiện đầy đủ, chính phủ Việt Nam đưa ra những quy định bắt buộc các nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới phải tuân theo. Pháp luật Việt Nam cũng quy định rất rõ thế nào là thực hiện quyền tự do ngôn luận, thực hiện quyền con người với lợi dụng tự do ngôn luận để hoạt động tuyên truyền chống Nhà nước, vi phạm pháp luật.

Dù Ân xá quốc tế có “lên án” nhưng thực tế Google và Facebook vẫn chưa hoàn toàn thực sự hợp tác một cách nghiêm túc theo yêu cầu của Việt Nam đâu.

Mặt khác, cách làm báo cáo của Ân xá quốc tế dựa trên kết quả khảo sát ý kiến của số đối tượng chống phá chính quyền Việt Nam cả trong và ngoài nước thì dĩ nhiên không thể nào đảm bảo chính xác.

Tóm lại, những báo cáo và phúc trình kiểu này của Ân xá quốc tế chỉ như những lời lạc lõng giữa thời đại 4.0 này.

Viễn

Nguồn: Dân quyền

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây