Phạm Cao Thắng
Kỳ I. Phản biện GS – TS tý cho vui
Thực ra những điều tôi biên đây dân trong nghề biết hết và thuộc như cháo chảy.. có điều tính họ lắng nên họ kệ cụ… hehe, tập trung đong xèng chứ hơi đâu phản biện.. Tính tôi cũng ngứa mồn nên tôi biên ra để nhiều anh em ko trong nghề hiểu thêm phần nào.. hehe.. Tôi biên không lớp lang gì cả.. tiện đâu nói đấy theo các ý của GS thôi…
(Nói trước hơi dài tý..)
***
Nói về Bối cảnh phát triển những năm gần đây:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cứ vù vù.. Số liệu tăng trưởng kinh tế các năm thì thôi các thài tự Gúc.. tăng trưởng kinh tế đương nhiên nguồn điện phải tăng đi trước 1 bước cóa phỏng.. các kịch bản tăng trưởng nguồn điện đã đề Cập trong các Quy hoạc điện V, VI, VII và gần đây nhất là Quy hoạch điện VII điều chỉnh đến năm 2020 xét đến 2030.. các anh tự Gúc tiếp nhẻ… hehe. Theo quy hoăch này thì đến 2020 ta vẫn phải nhập khẩu 2,4%… đến 2025 là 1,6%, và đến năm 2030 ta vẫn phải nhập 1,2% với điều kiện Điện Hột nhân đã đáp ứng 5,7%.. nhưng hỡi ôi Giờ thì Hột nhân tịt con bà nó ngóp…
Trước đây Nhà nước (EVN) xây dựng quản lý vận hành những thủy điện lớn như: Sông Đà, Yally, Trị An, Thác Bà….. Cơ mà khi Phụ tải tăng vỡ mồm.. điện thiếu thụt xảy ra liên miên, cắt điện luân phiên là thường cmn xuyên, các khu công nghiệp phải dừng máy liên tục, hàng xuất khẩu bị trễ khách hàng phạt cho vỡ mồm…. đồng thời chất lượng điện phục vụ sinh hoạt dư cạc… bà con cứ phải cắm cơm từ 4h chiều… 5h tối bật đèn típ đek lên… quạt quay lờ đờ như thằng nghiện… nhất là Tết cổ truyền các anh về quê Vui xuân đón Tết trời mưa phùn… gớm cắm cái bàn là còn đek nóng được.. mí cả nhẩy cầu chì liên tục… hehe
Chính phủ tính chán rồi miếng bánh ngon đấy nhưng không thể xơi 1 mình vì đek kham nổi.. đành phải kêu gọi Xã hội hóa thủy điện tức Người người , nhà nhà, nghành nghành cùng chung tay xây dựng thủy điện… hế hế.. Thế nên một loạt các loại thủy điện Công xuất cỡ vừa vừa do các Tập đoàn, công ty cổ phần,, tư nhân đầu tư.. mí ra đời như: Xung phong là anh Sông Đà với thủy điện Cần Đơn, Nậm Mu, Là Nơi… gòi sau này là ty tỷ cái nữa của các anh khác như Hội – Bitexco, anh Hải The… và ty tỷ anh nữa tôi ko tiện nêu tên…. Mần suốt từ Hà Giang, Lào cai cho đến Bình Phước.. nói chung cứ có suối, có sông, có độ dốc là ông mần.
Đồng thời mí tăng tốc của Thủy điện thì Nhiệt điện cũng nhẩy vào ầm ầm và công suất to đoành như: Phú Mỹ 1,2,3 tuyền gần 1000MW.. gòi các các con giời nhiệt điện phục vụ riêng cho khu Công nghiệp như KCN Nomura Phòng chóa 56MW gòi KCN Hiệp Phước 375MW, KCN Vedan 72MW gòi Fomosa thuộc KCN Long Thành 150 MW… .đấy là nói bối cảnh chục năm trước chứ giờ thì ty tỷ luôn cơ mà ĐIỆN VẪN THIẾU… hehe
Về điện sạch năng lượng tái tạo như Gió mặt, trời.. thì hỡi ôi giá cao quá… Hiện tại mí xây dựng được 3 dự án Phong điện công xuất tẻo teo… Còn điện Mặt trời thì chửa anh nào dám xây dựng vì Xuất đầu tư quá cao… Các nhà đầu tư… cũng ngó nghiêng nhiều rồi nhưng chưa dám làm đang đề xuất anh Phúc hói ký cơ chế giá mua khoảng 9-11cent/1kw thì làm mới hiệu quả.. Vì hiện tại tính toán các kiểu giá dưới 9 cent làm là lỗ… (Cacc nên nhớ các Bài toán khả thi là do Tây làm chứ ko phải ta nhé..)… làm ra giá bán giá 15cent.. tức gần 3700đ/1kw cõng thêm chi phí trạm, đường dây truyền tải, phân phối đến hộ tiêu thụ bán khoảng 5000đ/1kw các anh có dám xơi không…?? Hehe có mà lồi mắt hột..
Tại sao chính phủ lại khuyến khích xây dựng các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ < 30MW có hồ điều tiết ngày đêm. Là vì như lày: Trong biểu đồ phụ tải (BĐPT) trong một ngày 24h.. chênh nhau cực lớn.. ví dụ từ 1 đến 4h, khi mà anh em tắt facebook ko chém gió nữa, tắt cả đèn để giao cấu gòi ngủ, các quán Karaoke cơ bản cũng đóng cửa, các nhà máy nghỉ… thì điện sử dụng rất ít… Nhưng khi vào giờ cao điểm (có 2 thời đoạn trong ngày) thì Phụ tải tăng đột biến… lượng điện thiếu này lấy ở đâu… hehe. Lúc đó Ao lệnh cho các nhà máy thủy điện tích nước sẵn từ bàn đêm rồi.. đồng loạt mở máy để bù cho lượng thiếu này… hehe (trên thế giới họ đã xây dựng cả thủy điện tích năng để làm việc này nhưng VN hiện tại chưa có cái nào.. tương lai gần sẽ có mấy cái). Các nhà máy thủy điện nhỏ vận hành rất linh hoạt, đóng mở tổ máy hòa lưới trong vòng vài phút… các nhà Máy Thủy điện công suất lớn chạy tương đối ổn định thì tham gia phần Trung của BĐPT còn các Nhà máy Nhiệt điện tham gia chạy phần đáy BĐPT vì Nhiệt điện không thể dừng, mở liên tục được..
Vấn đề nữa là tại sao khuyến khích xây dựng Thủy điện. Vì thủy điện thì cơ bản ta chỉ phải nhập mỗi Thiết bị cơ khí thủy lực (Turbin, điều tốc, Máy Phát) còn về Biến áp, tủ bảng điện.. rồi Thiết bị cơ khí thủy công như đường ống, cầu trục, cửa van các loại ta tự sản xuất chế tạo trong nước… Xi măng sắt thép thì Nhà trồng được.. nên làm Thủy điện sẽ thúc đẩy kinh tế trong nước… người người nhà nhà có việc.. Đầu tiên là Lái xe, địa chất, địa hình.. 3 ông đồng tình Bóp vú con tôi.. rồi đến tỷ các lĩnh vực như Công nhân xi măng, sắt thép, cốp pha… anh em xây dựng, đào, phá, đắp.. gòi anh em làm đền bù giải tỏa.. gòi cung cấp lương thực, thực phẩm.. thậm chí đến Café, karaoke.. đóng gạch.. các cái.. hehe….. Quá trình quản lý vận hành thì nhàn tênh càng ngày Công nghệ Scada all in one càng phát triển… có khi chỉ cần một đến 2 ông quản lý… hehe…
Trong khi đó làm Nhiệt điện thì xây xong gòi quá trình Quản lý vận hành mí bách nhục… Than thì gần hết bố gòi giờ phải nhập từ Indo, Úc nhợn… chảy máy USD đấy chứ đâu… gòi còn ô nhiễm khí Nhà kính các cái.. Phong điện và Điện mặt trời thì Hỡi ôi nhập khẩu %%.. ta cơ bản chỉ chủ động được: Có cái nắng có cái gió.. có cái đó không mang tên, không mang tên Người ơi…. Hehe…. Mà Điện mặt trời ta được mỗi khu Bình thuận, Ninh Thuận… là số giờ nắng nhiều làm mới hiệu quả chứ Ngoài bắc thì có làm vào mắt.. được thôi nhưng ko hiệu quả… vì Ông mặt trời bị chị Mây chị ấy che liên tục mí tuyền Mưa phùn gióa bấc, gòi rét ngọt… hehe.. Phong điện cũng gặp trở ngại.. vì vùng ven biển gió tốt tốt tý thì lại hay gặp bão.. và gió ở ta không phải là gió Bình Nguyên cao nguyên như các nước Châu âu… nên gió rất thất thường và không đều… các anh cứ Gúc Bản đồ Gió do bọn WB nó đã xây dựng là ra hay Bản đồ Bức xạ nhiệt do bọn Giẫy chết đéo nào nó tài trợ xây dựng bản đồ.. tôi quên bố tên. .. hehe
*./ Quay lại chủ đề chính của bài phỏng vấn của nhà Báo mí GS- TS Hồng:
Bài phỏng vấn có mấy ý chính:
+ GS bảo: Lũ vừa qua là do mưa to quá ….
– Hehe cái này đúng chân lý rồi… Bình Định với Phú Yên lượng mưa trung bình năm tầm 2200 đến 2500mm thế mà mấy ngày qua mưa trận toàn trận toàn trên 400mm… thì không lũ to mí là lạ.
+ GS: Ngoài ra cũng chưa biết nước từ các nước lân cận như Lào có sang hay không vì Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn cũng không đề cập đến việc này….
– Hehe cái này GS nhầm: Xin thưa ranh giới giữa Việt Nam – Lào về cơ bản chạy trên đỉnh phân thủy của dãy Trường sơn.. Ngoài bắc có một vài dòng Sông bắt nguồn từ Lào như Nậm Rốm, Sông Mã, Sông Cả.. cơ mà nó không liên quan đến trận lụt vừa gòi..
Các tỉnh từ chịu ảnh hưởng lũ vừa rồi từ Phú Yên, NhaTrang – Bình Định – Quảng Ngãi, Quảng Nam đầu nguồn của các con sông đều là các tỉnh Tây Nguyên như Đồng – Lắc – Kon – Cu.. hehe ta thậm chí còn chảy ngược sang Campu.. nên ko có chuyện chảy từ nước từ Lào sang…
+ GS: Việc lũ đến muộn vào tháng 12 làm lệch hướng.. Họ sợ lũ không về nên tích đầy nước.. Điều này cho thấy công tác dự báo….
– Hehe…. Cái này không đúng.. Nó chỉ là lệch thời đoạn một chút. Mùa mưa lũ ở Bắc Trung bộ thường từ tháng 7 đến tháng 10, duyên hải Nam Trung bộ thường từ tháng 10 đến tháng 12.. Việc lệch thời đoạn chả liên quan gì đến tích nước.. “Họ sợ lũ không về nên tích đầy nước”. Xin thưa các hồ lớn có thể tham gia quá trình điều tiết Lũ thì đã Lũ ko về lấy đâu mà tích đầy nước.. còn các Hồ nhỏ điều tiết ngày đêm tích trong vòng 7h đã đầy nước rồi… có lũ hay ko lũ rồi lũ sớm hay muộn ko liên quan..
+ GS: Thứ ba, những vùng rốn lũ thì chúng ta lại cho phép dân cư vào ở rất nhiều, ví dụ như Hố Hô, đúng dòng sông Ngàn Sâu chảy, hai bờ không được xuống nhưng địa phương vẫn cho dân phát triển. Tình trạng này cũng tương tự ở các địa phương khác. Cho nên tác hại của ngập lụt nghiêm trọng hơn. Những vùng rốn rũ, quốc tế và đặc biệt là Mỹ không bao giờ cho dân vào ở, nhưng Việt Nam thì cứ cho.
– Hehe.. Xin thưa mời GS xem lại bản đồ khu vực rốn lũ hạ lưu nhà máy thủy điện Hố Hô… Hai bên là hai Dãy núi cao Hương Liên, Hương Trạch.. đường Hồ chí Minh chạy song song với sông Ngàn sâu.. chỉ có ven sông mới có bãi bồi để canh tác.. dân không bám vào đó để sống và canh tác và không bám vào trục đường Hồ Chí Minh nhẽ lên sườn và đỉnh núi để ở… (Mời xem bản đồ khu vực hạ lưu thủy điện Hố Hô và Trục đường Hồ Chí Minh)… Còn việc nói ở Mỹ với Quốc tế này kia là nói phỏng đoán cho vui…. ý sau tôi sẽ lôi ở Mỹ với Nhật ra..
+ GS: Thời tôi được làm với Thủ tướng Võ Văn Kiệt…
– Xin thưa cái hành lang thoát lũ Sông Hồng, Sông Đáy.. ở Hà nội, Hà Tây bản chất nó khác hẳn với rốn lũ Miền Trung.. hay Lũ ở Đồng Bằng duyên hải Nam Trung Bộ… Nếu dân chỉ được canh tác và phải sống ở trên cao trình Lũ lịch sử thì xin lỗi chỉ có lên núi.. hoặc làm nhà 3 tầng lầu.. 2 tầng dưới bỏ trống.. Ko thể đem cái ý đó ra so sánh nó rất khập khiễng và ko cùng hệ quy chiếu…
+ GS: Thứ hai, trong vụ xả này có cả hồ thủy lợi và hồ thủy điện chứ không riêng gì thủy điện. Tuy nhiên, thủy điện hiện nay có một cái sai rất lớn, đó là các sông suối nhỏ cũng đều làm thủy điện bậc thang, mỗi sông 3 – 4 nhà máy thủy điện. Hơn nữa, khoảng cách giữa các nhà máy chỉ cách nhau khoảng vài chục cây số. Các nước không ai cho phép như vậy bởi vì khi đập này tích nước, chưa kịp xả hết thì nước từ đập kia lại chảy về rồi. Cho nên quy hoạch thủy điện bậc thang ở các sông, suối nhỏ là một sai lầm. Về mặt kỹ thuật, không ai cho phép làm điều này nhưng chúng ta vẫn cố để làm. Dù biết là nguy hiểm nhưng hiện nay một số nơi vẫn đang tính toán để tiếp tục làm.
– Xin thưa: Câu này là cực kỳ cảm tính và Phản Khoa học.. Ko đưa ra một dữ liệu và phân tích nào cả..
Tôi sẽ chứng minh bằng cách gửi lên đây cho Quý vị hình chụp bản đồ Google eath tại Nhật và Mỹ mà tôi đã đánh dấu vị trí các thủy điện hệ thống bậc thang các thủy điện trên Sông Suối.
1. Khu vực tỉnh Fukushima và tỉnh Yamagata – Nhật Bản nằm phía Bắc, Tây Bắc thủ đô Tokyo.. Xin thưa trong vòng bán kính khoảng 80km theo chiều dọc và khoảng 35km theo chiều ngang trên bản đồ. Họ làm hơn 100 bậc thang thủy điện trên tất cả các con sông, suối… bất kỳ chỗ nào có Suối, sông có độ dốc có thể khai thác là họ làm thủy điện.. Bậc nọ liếm chân bậc kia… ko trừ một chỗ nào.
2. Khu vực Bắc Mỹ bang Washington… nơi tập trung các con sông lớn.. họ cũng làm liên tục các bậc thang tầm khoảng trên Bốn chục cái…. Ko có chuyện về kỹ thuật ko ai cho làm ở đây cả… Tuy nhiên các bậc thang thủy điện ở đây toàn dạng khủng… Ko chỉ phát điện mà nó là công trình lợi dụng tổng hợp từ cắt lũ, cấp nước sinh hoạt, phục vụ du lịch bơi thuyền các cái…
3. Khu vực Califonia cơ bản giống vùng Miền Trung nước ta về mặt địa hình cũng Đồng bằng chạy men theo dãy núi… tức là niềm năng thủy điện rất lớn đặc biệt là các thủy điện cột nước cao.. và các thài nhìn hình xem .. họ cũng khai thác triệt để luôn, dày đặc luôn… ko trừ dòng sông, suối nào cả….
(Có nước có sẵn độ dốc, ngu gì không xây cái đập.. lắp cái turbin, máy phát… để không cho nước trôi tuột ra biển sao..?)
Còn túm lại một số ý về sau: Như muốn hoàn vốn phải mất 30 năm…. Xin thưa GS chửa bao giờ tính cái thủy điện nào phán hơi cảm tính.. Tính toán Hệu ích kinh tế, tài chính cho thủy điện nếu quá 15 năm ko thu hồi vốn chả Ngân hàng nào họ thu xếp tài chính và chả ai đầu tư chứ nói gì 30 năm… GS chém ẩu quá, anh em tài chính ngân hàng cho ý kiến cái.. hehe.
– …..Thời chúng tôi thì Bộ Nông nghiệp quản lý vấn đề này, 3 giám đốc đều thuộc Bộ. Do đó việc đập này tích, đập kia xả là do Bộ quyết chứ không như tư nhân vận hành như hiện nay nên phối hợp với nhau thuận tiện hơn.
– Hehe Xin thưa: Thời đó làm gì có nhiều Hồ chứa thủy điện với cả bậc thang Thủy điện… mà phối hợp nhịp mí chả nhàng… Miền Bắc được nhõn Hòa Bình, Thác Bà… với mấy cái Hồ thủy lợi bé tẹo nằm độc lập thì Phối hợp liên hồ cái gì đâu.
– Vấn đề mưa lũ.. xin thưa có lớp đệm mí tầng phủ mới rừng nhiều.. thì giảm được lũ… ai chẳng rõ.. Còn về tính toán Lũ xin thưa các nhà Chuyên môn Thủy văn giờ họ tính toán theo Quy phạm Châu Âu châu Mỹ hết và phần mềm họ dùng của Mỹ hết.. chứ ko phải nói chơi đâu…. Còn bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng để đo đạc này kia…. nói thực chả nhà nước nào rỗi hơi đi làm cái việc đó tôi thực… Các số liệu về tầng phủ hay bê tông hóa nó thay đổi từng ngày… cập nhật hôm nay năm sau nó khác bố rồi… Ví như bà con Trồng rừng sản xuất (keo lá tràm) nó cũng là yếu tố tầng phủ tác động đến lũ nhưng hết vụ bán có xèng là em chặt….
(Thôi còn bài GS – TS Hồng chém cũng ẩu về Các bậc thang thủy điện trên Sông Hồng do tập Xuân Thiện xin chủ trương đầu tư hôm nào rảnh tôi nói thêm)
.
Kỳ II: Một số bất cập trong quá trình xây dựng Thủy điện những năm vừa qua xét từ yếu tố lập Quy hoạch đến Quản lý nhà nước, thiết kế, thi công…. Nếu anh chị có hứng mai tôi chém tiếp còn không thì thôi… hehe.
Các anh chị tranh luận phản biện tôi thoải mái… văng tục các cái vô tư nhưng tránh mạt sát nhé…. Hehe.
Hình 1 Vị trí các bậc thang thủy điện tỉnh Fukushima
Hình 2: Vi trí các bậc thang thủy điện Wasington
Hình 3: Vị trí các bậc thang thủy điện California
http://motthegioi.vn/…/nguyen-thu-truong-bo-thuy-loi…
Nguồn: Tre làng