Trang chủ Bản tin Dân chủ Bài học nhãn tiền cho những kẻ phản loạn lưu vong

Bài học nhãn tiền cho những kẻ phản loạn lưu vong

156
0

Trong số các đối tượng chống đối quyết liệt nhất ở hải ngoại hiện nay, có lẽ Nguyễn Văn Đài là kẻ đang tích cực dùng “vốn tự có” từ khối óc thần kinh chính trị để hàng ngày, hàng giờ “tuôn” ra vô số lời lẽ xuyên tạc, thể hiện thái độ chống đối quá sâu sắc.

Hiện nay, y đang sống lưu vong tại Đức, sau khi được tại ngoại ra nước ngoài. Một kẻ bán trời không văn tự như Nguyên Văn Đài không biết sẽ còn dùng “vốn tự có” để chống phá Việt Nam còn bao lâu nữa. Vì tất cả những “sản phẩm” của Nguyễn Văn Đài để chống Việt Nam đều lấy nguồn thông tin đã bị bóp méo, thổi phồng từ các đối tượng trong nước chuyển giao ra nước ngoài. Theo đó, những nhân định, đánh giá về tình hình trong nước của y chẳng khác nào mấy ông “thầy bói xem voi”, dựa vào chút vốn liếng kinh nghiệm trong thời gian hoạt động chống đối trong nước, giờ coi như là “tai sản” vốn quý để cố gắng chắt chiu, sử dụng đáp ứng đơn đặt hàng của các thế lực chống phá Việt Nam.

Bài học nhãn tiền cho những kẻ phản loạn lưu vong

Bài học nhãn tiền cho những kẻ phản loạn lưu vong

Bài học nhãn tiền cho những kẻ phản loạn lưu vong

Nguyễn Văn Đài đang chống phá rất quyết liệt

Thế nhưng, cái “vốn tự có” đó rồi theo quy luật cũng sẽ “hết đát”, vì bản thân y cũng chẳng thể mãi ở đỉnh cao của sự quá trình hoạt động chống phá Việt Nam được. Chẳng nhìn đâu xa, những thế hệ đàn anh, đàn chị của y như Trần Khải Thanh Thuy, Nguyễn Văn Hải (Hải điếu cày), Dương Thu Hương… là điển hình cho cái nghề bạc bẽo khi chấp nhận bán rẻ lương tâm để làm con rối để các thế lực chống phá Việt Nam lợi dụng.

Hay điển hình như trường hợp của ông Bùi Tín – một người chống phá “gạo cội” ở hải ngoại, nhưng cuối đời thì sống và “vĩnh biệt trần thế” trong sự cô đơn. Khi còn sống ông cầu nguyện được trở về và nhắm mắt xuôi tay tại quê nhà sau nhiều năm lưu lạc đất khách quê người. Ông mong muốn chế độ cộng sản sớm sụp đổ để ông hiên ngang trở về Việt Nam để không mang tai mang tiếng, ông đã chờ đợi gần 30 năm qua. Thế nhưng giờ này cuộc đời ông đã khép lại, với bao dở dang toan tính của riêng mình. Mong muốn của của ông mãi mãi không thành. Ông trở về hư vô, hư không. Và nhiều người nói rằng cái kết cho những kẻ phản bội là sự lãng quên. Chỉ một ước nguyện được trở về đất mẹ trước khi nhắm mắt mà không thành.

Bài học nhãn tiền cho những kẻ phản loạn lưu vong

Ông Bùi Tín

Đáng chú ý là trường hợp của ông Nguyễn Văn Thiệu cũng tương tự như vậy. Để đến khi nhắm mắt xuôi tay mới hối hận để vợ của ông Thiệu phải than thở trong tủi nhục rằng: “tôi mong có dịp về lại Việt Nam thăm mồ mả Ông Bà, và mang tro cốt của ổng (chồng, Nguyễn Văn Thiệu) về khi đất nước bình yên; Ông Già có trối rằng: “Nếu được thì đem chôn tại quê ông ở Phan Rang, nếu không thì rải một nửa xuống biển và một nửa trên núi”.

Vậy đó, tiền tài nơi xứ người mà trong khi mồ mả ông bà ở quê hương ai chăm sóc, uớc vọng cuối cùng của người ta lúc sắp chết là gì… Lưu vong, chạy trốn mãi cuối cùng cũng chết lưu lạc nơi đất người. Lúc chết họ đâu ước được mang vàng, mang của theo.

Cho nên, Nguyễn Văn Đài hay bất cứ đối tượng nào khi đã “xa cơ lỡ vận”, trót “đắm mình” vào dòng chảy do các thế lực chống phá Việt Nam tạo dựng thì hãy sớm “cải tà quy chính”, biết quay đầu là bờ. Những tấm gương mờ vẫn còn đó. Nếu như không muốn đi vào vết xe đổ của các “tiền nhân” trước, đừng để đến tuổi già sống hiu quạnh thì hối cũng không kịp, kẻo lại phải chết trong cô đơn và nguyện vọng cuối cuộc đời là mong được mang tro cốt về để đất mẹ ôm vào lòng như ông Bùi Tín hay ông Nguyễn Văn Thiệu.

Mã Phi Long

Nguồn: Bản tin Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây