Kỳ họp thứ 10 Quốc hội Khóa XIV đã thông qua 07 luật, 13 nghị quyết, cho ý kiến về 04 dự án luật gồm: Luật giao thông đường bộ (Sửa đổi); Luật bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật phòng, chống ma túy và nhiều văn kiện khác. Các nội dung được thông qua đều nhằm nâng cao hiệu lực hiệu quả trong quản lý Nhà nước về các lĩnh vực được điều chỉnh.
Trong đó Quốc hội cho ý kiến về 04 dự án luật là cơ sở cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý để hoàn thiện. Thế mà Trân Văn lại đặt một câu hỏi ngớ ngẩn: “Vì sao công an được thời và đắc thế”. Nói như Trân Văn thì công an như là một thế lực mới nổi, bắt đầu lấn át các thế lực khác. Trân Văn đã lờ đi cái bản chất của công an ta là Công an Nhân dân tức là của dân, do dân và vì dân, là bộ phận quan trọng cấu thành lực lượng vũ trang nhân dân. Dường như Trân Văn không theo dõi và không nắm được về tiến trình làm việc của Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV. Bốn dự luật được Chính Phủ đưa ra xin ý kiến Quốc hội để làm cơ sở điều chỉnh, hoàn chỉnh cho phù hợp. Trân Văn lại dùng những câu như: “Một ngày sau khi thất bại trong việc vận động tách Luật GTĐB”, rồi “Bộ Công an thất bại thêm một lần nữa”. Đó là sự không hiểu biết gì về quy trình làm luật của Quốc hội. Theo Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thì : “đây là sự đổi mới, đó là sự thăm dò ý kiến của đại biểu bằng phiểu liên quan đến dự án luật”. Bất kỳ luật nào được Quốc hội thông qua và được ban hành đều là cần được tranh luận, nghị trường trong sáng, thẳng thắn, khách quan thì mới ban hành được một luật phù hợp yêu cầu cấp thiết của thực tiễn đất nước cần điều chỉnh, nhằm bảo đảm lợi ích chung của người dân và quốc gia dân tộc, không vì bất cứ một cá nhân và môt tổ chức hay một nhóm lợi ích nào. Thế mà Trân Văn lại nói như vậy. Phải chăng Trân Văn cố tình không hiểu điều đó.
Mượn cớ đại biểu Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật để la lối
Rồi dự án luật đưa ra vấn đề sát hợp việc quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe về Bộ Công an quản lý tập trung, chánh được trồng tréo. Mà Trân Văn lại nói: “Bộ Công an muốn giành việc quản lý đào tạo – sát hạch – cấp giấy phép lái xe (GPLX) tử tay Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) với lý do… tai nạn giao thông cao và cần… xử lý vấn nạn GPLX giả. Đáng ngạc nhiên là chính phủ chấp nhận yêu cầu đó!” hay “Không ai rõ Bộ Công an dọa chính phủ thế nào để ông Phúc và nội các gật đầu với sáng kiến tách Luật GTĐB làm hai và giao cho công an quản lý đào tạo – sát hạch – cấp giấy phép lái xe (?)”. Đó là những lời lẽ kiểu côn đồ, chợ búa. Sao lại đem vào hoạt động quản lý Nhà nước. Làm gì có ai “dọa” ai trong hoạt động này.
Với với tính chất của phiên chất vấn và trả lời chất vấn cuối nhiệm kỳ, việc chất vấn “không theo chuyên đề”, không khu biệt nhóm vấn đề cũng tạo không khí thẳng thắn, sôi nổi khi nội dung hỏi – đáp đi thẳng vào những vấn đề mà người dân đang quan tâm, thực tế đang đòi hỏi, nhất là những tồn tại, hạn chế, bất cập cần có giải pháp. Không khí nghị trường cũng từ đó mang đầy hơi thở cuộc sống. Thế mà Trân Văn lại nói: “Không may cho công an là lần này, nhiều đại biểu Quốc hội lắc đầu. Có vị bảo rằng: Công an không nên nhận thêm nhiệm vụ khác, chỉ cần giải quyết tốt những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của mình để quốc thái, dân an là nhân dân cảm kích lắm rồi”. Hóa ra trong đầu của Trân Văn việc thông quan ban hành một văn bản luật của bất kỳ một nhà nước nào đều ngẫu hứng, thích thì ban hành không thích thì thôi, không quan tâm gì đến các vấn đề thực tế đòi hỏi. Mọi vấn đề đều mang tình may dủi. Dúng là một suy nghĩ quá tầm thường.
Nộp thuế là nghĩa vụ của mọi công dân ở bất kỳ một quốc gia dân tộc nào. Thuế được dùng để duy trì bộ máy nhà nước trong điều hành hoạt động phát triển kinh tế xã hội của đất nước như: Các dịch vụ công ích miễm phí, chi trả lương cho cán bộ nhà nước, xây dụng, chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư… Góp phần phát triển đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Còn Trân Văn lại nhận thức nông cạn thế này: “Tuy phải đóng thuế nuôi cả quân đội lẫn công an nhưng người Việt chưa bao giờ được biết tổng số quân nhân và công an mà trước nay mình vẫn nuôi là bao nhiêu, tổng chi phí để duy trì hoạt động của lực lượng vũ trang là bao nhiêu? Hợp lý hay không?”. Chúng ta được sống, làm việc, học tập và công tác trong một quốc gia độc lập, hòa bình ổn định như hiện nay đó là nhờ sự đoàn kết của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, sự thống nhất quản lý của Nhà nước với những quyết sách đúng đắn. Đất nước ta đang trên đà phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế, cuộc sống của người dân ngày một nâng lên, lực lượng vũ trang nhân dân, ngày càng được quan tâm đầu tư bảo đảm quốc phòng – an ninh Quốc gia, giữ gìn tốt an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Mọi người dân đều được tiếp cận những thong tin hoạt động quản lý Nhà nước theo quy định của Pháp luật.
Đảng ta xác định: Sức mạnh quốc phòng – an ninh là sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị kết hợp sức mạnh dân tộc, sức mạnh thời đại, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân. Quốc phòng – an ninh chính là bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; Bảo vệ Ðảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; Giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; Chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn dân. Như vậy, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Trong đó Quân đội nhân dân và công an nhân dân là nòng cốt. Không như Trân Văn đã tự hỏi và tự trả lời: “Vì sao quốc phòng lại trở thành thứ yếu, răn đe – ngăn ngừa bạo loạn, lật đổ mới là chính yếu? Chỉ có một câu trả lời, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền xem đồng bào của mình là đối tượng bị trị nên phải… đầu tư thích đáng để có thể duy trì quyền thống trị!”. Như vậy, Trân Văn đã xuyên tạc bản chất của nền quốc phòng của ta. Đó là nền quốc phòng nhân tức là nền của phòng của dân, do dân và vì dân.
Tóm lại, Trân Văn tự đặt câu hỏi và trả lời của những kẻ cầu bơ, cầu bất về chính trị, những kẻ sống ngoài sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, sống ngoài pháp luật, tự do vô kỷ luật. Là người Việt Nam mà lại có những hành động đi ngược lại với lợi ích quốc gia dân tộc.
Phùng Huy (Tổng hợp)
Nguồn: Đấu trường Dân chủ