Thời gian gần đây có rất nhiều người, trong đó đa phần là giới trí thức lớn tuổi có nhiều ý kiến đánh giá về trình độ của Nguyễn Quang A, nhất là cách hành xử và các phát ngôn của anh ta, trong đó có những phát ngôn không chỉ ngô nghê về nhận thức mà có phần “ảo tưởng” trong nhìn nhận, đánh giá và dự báo vấn đề. Chúng ta điểm qua một vài sự việc để thấy sự lão hóa của tuổi già cộng với “ảo tưởng” đã làm Nguyễn Quang A trở thành kẻ lú lẫn, nói lăng lung tung, nói lấy được, a dua theo đám đông mà thiếu đi sự tự chủ trong nhận thức, đánh giá vấn đề, cụ thể là:
Đầu tiên cần nói đến là sự kiện Việt Nam và EU ký kết hiệp định thương mại tự do (EVFTA), thời điểm cuối năm 2018 và năm 2019 khi xuất hiện một số yếu tố bất lợi như quan hệ ngoại giao Việt Nam – Đức căng thẳng do vụ việc liên quan Trịnh Xuân Thanh, một số Nghị sỹ Nghị viện Châu Âu gây sức ép Việt Nam về sửa đổi Luật lao động, cho phép thành lập “Công đoàn độc lập”, Ủy ban thương mại EU tổ chức phiên điều trần về nhân quyền Việt Nam mà khi đó Nguyễn Quang A được tham dự với bài phát biểu không quá 7 phút, ngoài luyên thuyên giới thiệu về bản thân, về vai trò của xã hội dân sự và với vốn tiếng Anh dạng học sinh vỡ lòng thì chả biết nên cơm cháo gì. Sau khi về nước, Nguyễn Quang A đã dùng hình ảnh tham dự phiên điều trần về nhân quyền của Ủy ban thương mại EU và cuộc gặp với Sứ quán Đức như chiếc thảm thần kỳ giúp anh ta bay bổng trên trời với những phát ngôn cũng rất trên trời, nổi bật là Nguyễn Quang A đề nghị Chính phủ Việt Nam muốn được phía EU thông qua EVFTA phải tổ chức cuộc gặp riêng theo các tiều chí anh ta đưa ra như “khách sạn 5 sao, thời gian, thành phần gặp do anh ta quyết định…”, sau đó anh ta sẽ tư vấn đường đi nước bước cụ thể cho Chính phủ Việt Nam. Kết quả thì sao, trả có cuộc gặp nào với đề nghị trên trời, hoang tưởng theo đề nghị của Nguyễn Quang A, nhưng tiến trình ký kết, thông qua EVFTA vẫn triển khai bình thường theo lộ trình, kế hoạch, cam kết của hai bên. Đến nay, EVFTA đã thông qua, có hiệu lực từ tháng 8/2020 và bước đầu mang lại hiệu ứng tích cho nền kinh tế cả phía Việt Nam và EU cùng hưởng lợi từ những ưu đãi về thuế quan, nhất là trong thời điểm khó khăn do dịch Covid 19 hiện nay.
Nguyễn Quang A đứng dưới cờ vàng ba sọc của chế độ Ngụy quyền Sài Gòn
Gần một tháng sau phiên tòa xét xử các bị cáo liên quan vụ việc tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội thì xuất hiện thông tin 64 nghị sĩ EU đề nghị kích hoạt cơ chế EVFTA trừng phạt Việt Nam về nhân quyền vì quan ngại vụ án Đồng Tâm với 02 bản án tử hình, Nguyễn Quang A và một số nhân vật bất đồng chính kiến lập tức “mồm ngoa mép giải”, tìm cách “té nước theo mưa” để đưa ra nhiều thông tin không đúng sự thật và tiên đoán EU sẽ đình chỉ EVFTA nếu Chính phủ Việt Nam không xem xét, đáp ứng các yêu cầu của 64 nghị sĩ EU.
Chúng ta có thể khẳng định ngay rằng thông tin 64 nghị sĩ EU lên tiếng vụ việc ở Đồng Tâm sẽ không ảnh hưởng đến tiến trình thực hiện EVFTA bởi nhiều lý do, trong đó lý do hàng đầu là lợi ích kinh tế mang lại cho rất nhiều các nước thành viên EU và cả Việt Nam, hơn nữa quan điểm về nhân quyền đã và không bao giờ có một khung tiểu chuẩn chung bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lịch sử, văn hóa, điều kiện kinh tế xã hội của mỗi quốc gia là rất khác nhau.
Bên cạnh đó, tại phiên tòa xét xử các bị cáo liên quan vụ việc tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, các bị cáo đã khai rất rõ về các hành vi phạm tội của mình, ăn năn hối lỗi, xin lỗi thân nhân gia đình 03 chiến sĩ Công an hy sinh, thậm chí không cần các luật sư bảo vệ quyền lợi cho mình bào chữa thêm. Vậy mà Nguyễn Quang A và một số người vẫn cố đấm ăn xôi, tìm cách bao biện cho quan điểm của mình bằng việc hùa theo một số ít người cho rằng người dân Đồng Tâm nhận tội, xin được khoan hồng là do bị bức cung, nhục hình. Chung cuộc, tòa vẫn tuyên án đúng người, đúng tội, đa phần các bị cáo nhận lỗi, cảm ơn sự khoan hồng của pháp luật.
Việc áp dụng hình phạt tử hình, hiện nay các quốc gia thành viên EU cấm hình phạt tử hình, nhưng trong các nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp quốc không ràng buộc kêu gọi xóa bỏ hình phạt tử hình; nhiều quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc… vẫn duy trì hình phạt tử hình với mục đích tạo hình phạt đủ sức răn đe với các tội phạm nghiêm trọng, nhằm đảm bảo an ninh chung cho xã hội. Các nước còn áp dụng hình phạt tử hình cho rằng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đó là sự phức tạp và nghiêm trọng của tình hình tội phạm, là quan niệm về án tử trong tập quán, tôn giáo và cao hơn cả là quan niệm về công lý của dân chúng từng xứ sở. Việt Nam nằm trong một số nước quan niệm rằng quyền con người chỉ có tính tương đối, nó có thể bị hạn chế, tước bỏ bởi lý do an ninh quốc gia, an toàn công cộng… thì quyền con người (trong đó có quyền được sống) bị tước bỏ và hạn chế theo luật định; hình phạt này có hiệu quả răn đe đặc biệt, không thể thay thế trong việc ngăn ngừa tội giết người cũng như nhiều loại tội phạm nghiêm trọng khác, chỉ có thể trong tương lai, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, ý thức chấp hành pháp luật của người dân được nâng cao thì việc thu hẹp dần phạm vi áp dụng tiến tới xóa bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình ra khỏi đời sống xã hội mới có thể được tính đến.
TRUNG QUỐC – 10.2020
Nguồn: Diễn đàn Dân chủ