Trang chủ Dân quyền Các chính trị gia châu Âu nên phản đối gì về phiên...

Các chính trị gia châu Âu nên phản đối gì về phiên tòa Đồng Tâm

144
0

Các chính trị gia châu Âu nên phản đối gì về phiên tòa Đồng Tâm

Tin từ cộng đồng mạng cho biết có hơn 100 “chính trị gia” và đại diện tổ chức, trong đó có vài chục nghị viện dân biểu Châu Âu vừa ký bức thư gửi thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, phản đối phiên tòa xét xử vụ án Giết người, Chống người thi hành công vụ diễn ra tại Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội.

Tin cho biết thêm lá thư đề ngày 8/10/2020 gửi thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được “114 chính trị gia và đại diện các tổ chức nhân quyền và dân sự đồng ký tên”. Trong đó có hơn 30 dân biểu nghị viện Quốc hội Châu Âu, Quốc hội Canada và Úc Châu, nhà bà Marina Arena, dân biểu Nghị viện Châu Âu, chủ tịch ủy ban nhân quyền nghị viện châu Âu; ông Martin Patzelt, Dân biểu Quốc hội Đức và ông Francoi LongChamp, cựu thành viên hội đồng quốc gia Geneva, Thụy Sĩ…

Nội dung bức thư cho rằng đã có những vi phạm tố tụng nghiêm trọng trong xét xử và phiên tòa diễn ra bất công, những người trong vụ án đã bị tuyên án sai, không đến mức độ phải nhận án tử hình.

Có thể thấy đây là một chiêu trò không mới của những tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt nam, kể cả mấy ông dân biểu Châu Âu nếu có.

Ở đây, họ đã cố tình không chịu tìm hiểu các thông tin thực tế về vụ án diễn ra tại Đồng Tâm hoặc có thể họ nắm được nhưng họ tìm cách lờ đi để vẫn tuyên truyền, gây sức ép đòi can thiệp công việc nội bộ Việt Nam.

Các bị cáo trong vụ án này có tội hay không? Tất cả đã rõ như ban ngày. Ngoài các tài liệu, chứng cứ rõ ràng thì lời khai, lời nhận tội của các đối tượng trước tòa đã nói lên tất cả. Các bị cáo đều đã cúi đầu thành khẩn khai báo nhận tội. Thậm chí có đối tượng còn từ chối sự bào chữa của luật sư bởi họ biết tội trạng của họ đã rành rành.

Họ đều cúi đầu xin lỗi gia đình các nạn nhân, thế mà các ông còn bảo oan sai gì.

Còn với quá trình tố tụng, tất cả đều công khai, minh bạch. Các luật sư đều được tiếp cận vụ án, được tham gia bào chữa từ đầu đến cuối, không có ai cấm cản.

Tất cả những điều này đều được các phương tiện truyền thông đưa tin công khai, nhưng có vẻ các “dân biểu” không chịu đọc, không chịu tìm hiểu thế nên họ mới phán bừa như thế.

Và tất nhiên, họ muốn qua những việc này để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

Nhưng quốc có quốc pháp, gia có gia qui. Có tội phải đền tội. Đáng lẽ các nhà “dân biểu” nên thấu hiểu đạo lý đấy.

Viễn

Nguồn: Dân quyền

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây