Trang chủ Đối tượng Vỡ đập, xả lũ và cách nhìn nhận của Việt tân

Vỡ đập, xả lũ và cách nhìn nhận của Việt tân

169
0

Việt Tân – tổ chức khủng bố tự coi mình là đối trọng chính trị để lật đổ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn biết cách để truyền thông nhớ tên. Trong bối cảnh khu vực miền Trung Việt Nam đang hứng chịu thiệt hại nặng nề do bão, lũ, lụt mang lại thì trang facebook của tổ chức khủng bố này lại đưa ra cách nhìn nhận “dị biệt” về công việc quản lý, vận hành đập thủy điện cũng như việc xả lũ mùa nước nổi tại Việt Nam.

Câu chuyện vỡ đập

Vỡ đập tại Mỹ: Ngày 17/5/2020, mưa nặng hạt trút xuống 3 thành phố Saginaw, Bay City và Midland ở trung tâm Michigan. Sau hai ngày, trận mưa gây ngập lụt nghiêm trọng tại quận Midland. Lượng mưa tích tụ đã gây ra thảm họa vỡ hai đập Edenville và Sanford, khiến mực nước sông Tittabawassee tại khu vực này dâng cao hơn 11m. Midland, thành phố ở hạ lưu đập và là nơi sinh sống của khoảng 41.000 người bị ngập tới gần 3m. Thống đốc bang Michigan đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp toàn bang, đồng thời sơ tán khẩn cấp hơn 10.000 cư dân ở Edenville và Sanford.

Vỡ đập tại Lào: 0,5 tỷ m3 nước tràn xuống khiến ít nhất 29 người thiệt mạng và hàng trăm người mất tích, hàng ngàn ngôi nhà ở phía nam huyện Sanamxay – Lào bị cuốn trôi. Đây là hậu quả sau khi 01 con đập của dự án thủy điện Xe Pian Namnoy bị vỡ.

Nguyên nhân của hai thảm họa kể trên đến từ cùng một kịch bản. Đó là việc mực nước trong hồ chứa của đập nước dâng lên nhanh chóng, áp lực nước tăng cao quá giới hạn khiến cho cấu trúc vật lý của những con đập này bị phá hỏng dẫn tới những hậu quả đau lòng. Hệ lụy mà nó mang lại không chỉ trong khoảng thời gian ngắn mà kéo dài tới hàng năm trời. Đây cũng là bài học kinh nghiệm đối với công tác quản lý, vận hành những hồ chứa tại các đập nước thủy điện – thứ được ví như những “quả bom nước” chỉ trực chờ phát nổ.

Câu chuyện xả lũ tại đập thủy điện

Xả lũ là một trong những biện pháp bắt buộc để đảm bảo an toàn cho đập thủy điện nói riêng và cả hệ thống thủy điện tại khu vực đó nói chung. Hiểu một cách đơn giản đó là khi mực nước tại các hồ chứa thủy điện vượt giới hạn cảnh báo nguy hiểm đồng nghĩa với việc phương án xả lũ được tính đến để đưa mực nước trở lại giới hạn an toàn. Kết quả của hai câu chuyện vỡ đập kể trên chính là một trong những lý do lý giải cho hành động “bắt buộc” phải thực hiện này.

Tuy nhiên, xả lũ làm giảm mực nước tại các đập thủy điện thì đồng nghĩa, mực nước tại các khu vực hạ lưu, lân cận của hệ thống thủy điện đó lại tăng lên, có thể gây ra ngập lụt tại một số khu vực. Do đó, nói là xả lũ nhưng không phải thích thì xả, không thích thì đóng, mà nó phải được tuân thủ theo những quy định chặt chẽ về kỹ thuật dựa trên những chỉ giới cảnh báo theo từng mức độ đã được nghiên cứu, ghi nhận lại. Đây được coi là quy trình xả lũ dưới góc độ của những đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thủy điện. Theo đó, quyết định xả lũ phải được tính toán kỹ lưỡng về thời điểm, thời gian, cũng như mức độ xả. Trong trường hợp mực nước tại các hồ chứa thủy điện được kiểm soát thì việc xả lũ có thể được chia nhỏ, diễn ra thành nhiều đợt để đảm bảo việc xả lũ sẽ gây ra thiệt hại (nếu có) ở mức tối thiểu đối với khu vực hạ du.

Tuy nhiên (lần 2), như đã nói ở trên, quy trình xả lũ là bất biến, nhưng sự khắc nghiệt của thiên nhiên là vạn biến. Đơn cử như bối cảnh bão lụt ở miền Trung thời gian qua, việc đón liên tiếp các cơn bão chỉ trong thời gian có 10 ngày đã gây nên tình trạng quá tải nước đối với hệ thống thủy điện tại khu vực này. Điều đó đồng nghĩa, việc xả lũ định kỳ, theo kế hoạch giờ đây buộc phải thay đổi theo sự khắc nghiệt của thời tiết nhưng vẫn phải đảm bảo nguyên tắc “không phải thích xả thì xả”.

Cách nhìn nhận của Việt Tân

Trong bối cảnh cả hệ thống chính trị và toàn xã hội đang căng mình để hỗ trợ cho công tác khắc phục thiệt hại do mưa lũ tại miền Trung thì những nhà chính trị học của Việt Tân lại đưa ra một cách nhìn nhận “dị biệt” về công việc quản lý, vận hành đập thủy điện cũng như việc xả lũ mùa nước nổi tại Việt Nam. Theo đó, chúng đưa ra nhận định rằng cứ mưa lớn, bão tới là đảng xả lũ khiến cho người dân bị lâm vào cảnh nước ngập tận nóc nhà.

Vỡ đập, xả lũ và cách nhìn nhận của Việt tânNhận định “dị biệt” của Việt Tân Nhưng xin thưa, như đã phân tích ở trên, mưa lớn, bão tới thì phương án xả lũ “bắt buộc” phải tính tới. Nhưng xả như thế nào, thời điểm xả lũ, mức độ xả phải được tính toán hết sức kỹ lưỡng. Về vấn đề này thì tuyệt nhiên không thấy một nhà chính trị học online nào của Việt Tân đề cập tới. Nói thẳng ra là “có biết đâu mà nói”. Thiệt hại gây ra khi xả lũ là không thể tránh khỏi. Nhưng việc không xả lũ để dẫn đến một thiệt hại to lớn, không thể đong đếm được như vụ việc vỡ đập thủy điện tại Lào thì việc lựa chọn phương án ít thiệt hại hơn là bài toán bất cứ ai cũng có thể nhìn nhận được ngoại trừ Việt Tân. Khi đưa ra nhận định của mình, những con người đó liệu có biết được rằng (có thể) mình đang thụ hưởng điện năng từ chính những hệ thống thủy điện mang lại.

Nam Việt

Nguồn: Người con Đất Mẹ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây