Trong buổi thăm gặp ngày 04/10/2020, Lê Đình Lượng (đang thi hành án 20 năm tù về tội “Lật đổ chính quyền”) đã thông báo với gia đình rằng mình sẽ tuyệt thực từ ngày 11/10 để “phản đối điều kiện sống hà khắc trong trại giam”, “đòi quyền lợi cho mình và các tù nhân khác trong trại”. Lý do tuyệt thực là trại giam “không cho dùng kinh thánh”, và bị ô nhiễm nước, không khí, tiếng ồn do cơ sở khai thác đá ở gần trại.
Nhân vụ việc này và vụ bắt Phạm Đoan Trang (06/10), đảng Việt Tân đã phát động một phong trào “đồng hành cùng tù nhân lương tâm”. Những người hưởng ứng sẽ chụp ảnh với các biểu ngữ có mặt Lượng, Trang…, và tuyệt thực trong 24h để “đồng hành” với Lượng.
Trong những ngày qua, đảng Việt Tân đã tổ chức một số hoạt động để tự hưởng ứng lời kêu gọi của mình. Chẳng hạn:
_ Chiều 16/10 (giờ Mỹ), Đỗ Hoàng Điềm (Chủ tịch Việt Tân) tuyên bố hưởng ứng“tuyệt thực 24h”
_ Tối 16/10, 10 người Việt tại Nhật đã giơ biểu ngữ trước dinh Thủ tướng Suga Yoshihide, nhân dịp ông này sắp sang thăm Việt Nam. Người phát ngôn của đoàn này là Lê Đạt – tức người từng trao kiến nghị của Việt Tân cho tập đoàn Mizuho, để đòi tập đoàn này ngừng hợp tác với Vietcombank, sau vụ Vietcombank đóng băng tài khoản nhận tiền hỗ trợ “tổ Đồng Thuận”.
_ Tối 18/10, các đảng viên Việt Tân đã thuyết phục được những người dự lễ tại 2 nhà thờ ở Đức tham gia giơ biểu ngữ, cầu nguyện cho “tù nhân lương tâm”/
Ban đầu, tuyệt thực là một phương thức đấu tranh chính trị, trong đó người tuyệt thực lấy mạng sống của mình ra để gây sức ép, nhằm buộc chính phủ thực hiện các yêu sách của mình. Các đợt tuyệt thực có thể kéo dài vài tuần, vì cơ thể con người có thể chịu đói đến 1 tháng. Trên thế giới, có lẽ chưa lực lượng chính trị nào có hình thức tuyệt thực nửa vời như các chiến dịch “tuyệt thực 1 ngày” của Việt Tân. Sách kỷ lục Guinness nên lưu danh đảng Việt Tân bằng kỷ lục về “đợt tuyệt thực ngắn ngày nhất”.
Nguồn: Loa phường