Trang chủ Tin tức Nghệ sỹ Nhân dân Lý Huỳnh qua đời ở tuổi 78

Nghệ sỹ Nhân dân Lý Huỳnh qua đời ở tuổi 78

168
0

Nghệ sĩ Nhân dân Lý Huỳnh vừa qua đời tại nhà riêng vào lúc 5 giờ sáng ngày 22/10 vì bệnh nặng, thọ 78 tuổi.

Nghệ sỹ Nhân dân Lý Huỳnh sinh năm 1942, ông là võ sư đồng thời là diễn viên và nhà sản xuất phim điện ảnh. Năm 2010, ông dồn tâm huyết thực hiện phim điện ảnh Tây Sơn hào kiệt – bộ phim cổ trang được đầu tư 12 tỷ đồng nói về trận Ngọc Hồi – Đống Đa do Hoàng đế Quang Trung chỉ huy dẹp tan 20 vạn quân Thanh, thể hiện hùng khí dân tộc.

Lúc nhỏ, ngoài việc học võ với cha, nghệ sỹ Lý Huỳnh còn học võ Thiếu Lâm, võ cổ truyền Tây Sơn Bình Định. Năm 1965, ông mở trường dạy võ, bắt đầu đào tạo nhiều võ sĩ giỏi. Từ năm 1972 đến năm 1989, ông đóng nhiều phim, trở thành một trong số người Việt đầu tiên đưa võ vào điện ảnh. Vai đầu tiên của ông là đại tá Hoàng trong phim Cô Nhiếp, bộ phim sau đó đoạt giải Bông Sen bạc. Sau đó, ông tham gia nhiều phim: Mối tình đầu (1977) của đạo diễn Hải Ninh, Vùng gió xoáy, Ông Hai Củ, Hòn đất, Mùa gió chướng… Vai Hai Lúa trong Vùng gió xoáy mang về cho ông giải Nam diễn viên xuất sắc Liên hoan phim Việt Nam lần thứ sáu (1983).

Trong sự nghiệp võ của mình, Lý Huỳnh thượng đài sáu trận về quyền Anh và thắng ba trận, trong đó có trận đấm ngã đối thủ Lyauté Francoise – một võ sĩ da đen nổi tiếng. Năm 1973, ông còn nổi tiếng khi công khai thách đấu với Lý Tiểu Long trên truyền hình. Sự kiện này được báo chí Việt Nam và Hong Kong (Trung Quốc) thời đó đưa tin, trở thành giai thoại đẹp trong cuộc đời của Lý Huỳnh. Năm 2012, Lý Huỳnh được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.

Dự kiến lễ viếng Nghệ sỹ Nhân dân Lý Huỳnh bắt đầu từ 15 giờ ngày 22/10 tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng (số 5 Phạm Ngũ Lão, quận Gò Vấp). Lúc 10 giờ ngày 24/10, linh cữu của ông sẽ được an táng tại nghĩa trang Phúc An Viên (quận 9).

Hoàng Tuyết/Báo Tin tức

Nghệ sỹ Nhân dân Lý Huỳnh qua đời ở tuổi 78

Nghệ sỹ Nhân dân Lê Ngọc Canh – Duyên trời định với múa cổ Thăng Long – Hà Nội

Như một duyên trời định, gia đình không có ai theo nghệ thuật, đến với bộ môn múa vì một lý do đơn giản là người phụ trách thấy nhỏ bé dễ múa nên yêu cầu theo, rồi khi đang phấn chấn học huấn luyện để trở thành sĩ quan lục quân lại bất ngờ bị điều chuyển sang đoàn văn công, để đến sau này, ông trở nên thành danh mới môn nghệ thuật múa và nghiên cứu về múa nói riêng, văn hóa truyền thống nói chung, đoạt nhiều giải thưởng cao quý.

Nguồn: Báo Tin tức

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây