Ngày 07/10/2020, Phạm Đoan Trang đã bị bắt tại một nhà trọ ở Tp.HCM, và bị truy tố về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước”, theo Điều 88 Bộ luật Hình sự 1999. Do Trang từng giữ vai trò quan trọng trong nhiều tổ chức chống Nhà nước Việt Nam – như VOICE, Luật khoa Tạp chí, NXB Tự Do…; trong tuần qua, giới chống đối đã tập trung tuyên truyền về vụ việc để yểm trợ Trang, kêu gọi tham gia các hoạt động mà Trang đang làm dở, và giữ cho phong trào của họ khỏi tan vì nỗi sợ từ vụ bắt giữ.
Theo mô tả của các bài viết tuyên truyền, thì Đoan Trang là người có công làm “Báo cáo Đồng Tâm”, đào tạo một lực lượng đông đảo các “nhà hoạt động”, và xuất bản 10 đầu sách nâng cao dân trí của Việt Nam. Nhưng những bài viết này có mô tả đúng thành tựu của Trang không, và những thành tựu đó có giúp ích gì cho người dân hay không, thì lại là một chuyện khác.
Dù Đoan Trang soạn “Báo cáo Đồng Tâm” để ghi lại vụ va chạm bạo lực khiến ít nhất một thành viên “tổ Đồng Thuận” phải trả giá bằng mạng sống, chính trang Nhật ký Yêu nước mà cô tham gia quản trị đã góp phần gia tăng tính chất cực đoan của vụ việc, khi kêu gọi “tổ Đồng Thuận” coi công an là kẻ thù:
Dù Đoan Trang đã đào tạo nhiều “nhà báo công dân”, rõ ràng chất lượng thảo luận của giới dân chửi ngày càng xuống cấp, và Trang đã phải làm “Báo cáo Đồng Tâm” cùng Will Nguyễn mà không có đệ tử nào giúp sức.
Dù Đoan Trang đã xuất bản khoảng 10 đầu sách thông qua NXB Tự Do, những thông tin mà Nguyễn Phương Hoa tiết lộ cho thấy NXB này bán được rất ít sách, chủ yếu dùng tiền tài trợ để in sách phát không. Thêm nữa, qua việc những tranh cãi về Donald Trump gần như làm sụp đổ phong trào chống Cộng, có thể thấy cả trình độ dân trí lẫn văn hóa chính trị của phong trào này không hề được cải thiện sau khi có NXB Tự Do.
Dù Đoan Trang tuyên bố rằng mình đấu tranh vì dân chủ, vì người dân, Trang không hề tôn trọng người dân nếu họ có quan điểm chính trị khác mình:
Đoan Trang, cũng như nhiều nhà dân chửi khác, đã hoạt động vì cái tôi, hận thù và ý muốn của chính mình, chứ không phải vì ý muốn của người dân. Họ tạo thành một phong trào chống Cộng, chứ không tạo thành một “phong trào dân chủ”. Họ than phiền khi người dân không phục vụ các dự định chính trị của họ, trong khi chính trị tồn tại để phục vụ người dân.
Với cách làm đó, “cuộc đấu tranh” mà Đoan Trang đang mời gọi chỉ giúp những người tham gia được sống trong giấc mộng chính trị của mình, đeo cái mặt nạ anh hùng giúp thỏa mãn cái tôi, chứ không đem lại lối thoát cho những con người cụ thể.
Nguồn: Loa phường