13 cán bộ hi sinh ngày 13/10 vừa qua thực sự là những anh hùng. Nhiều người trong số đó đã tham gia cứu trợ, xông pha nhiều năm. Để so sánh và nhận định, mỗi người có thể tham khảo.
1. Mức mưa lụt đợt vừa qua kéo dài và lượng mưa bằng lượng mưa cả năm trung bình của Việt Nam. Năm 1999, lụt kỷ lục cũng có lượng mưa tương đương. Lũ lần đó đã làm vỡ cửa biển và hàng trăm người chết. Khi đó chưa có thủy điện hay hồ đập.
2. Những khách buôn Phương Tây thời Minh Mạng cũng ghi nhận về mưa lụt khủng khiếp tại kinh thành Huế là mưa dữ dội ngày đêm không dứt, nước tràn vào ngập ngang người. Thời đó tác động con người với thiên nhiên là khá nhỏ.
3. Hiện tượng lũ bùn đá, lũ ống là hiện tượng tự nhiên, khá hiếm gặp nhưng có sức tàn phá lớn, thường xảy ra khi có mưa lớn kéo dài tại khu vực sông suối miền núi, trung du. Lũ bùn đá đã ghi nhận trong trầm tích hàng triệu năm nay đều có, trước khi con người xuất hiện. Về mặt khoa học thì lượng mưa lớn làm đất tích nước lớn và mất liên kết gây lỏng hoá và trượt lở. Túi nước bùn đá theo trọng lực đi theo thung lũng sông suối gây thành lũ ống, lũ bùn đá.
4. Tập quán sinh sống tại thung lũng sông gây nhiều thảm hoạ trong quá khứ. Năm 1990, lũ quét đã nhấn chìm toàn bộ thị trấn Mường Lay với 200 người chết. Lũ đến vào ban đêm nên nhiều người còn đang say giấc. Lũ vào trạm 67 cũng có điểm chung là xảy ra lúc nửa đêm nên gây bất ngờ.
5. Trạm 67 xây dựng đã lâu, là công trình kiên cố, chỉ có sự cố hy hữu như lũ quét mới có thể gây thảm hoạ, đoàn khảo sát là những người thông thuộc địa hình và nhiều kinh nghiệm, đã có tính toán cả phương án di chuyển và ăn nghỉ. Tai nạn vừa qua có lẽ là số phận.
Trong cuộc sống là như vậy, những gì bất hạnh sẽ xảy ra vài thời điểm bất ngờ nhất. Mong các anh an nghỉ, những người anh hùng.”
Nguồn facebook Nguyet Van Do.
Chia sẻ cho những người quen (sắp thành người lạ) với những câu hỏi: “sao lại lên đó làm chi?; “lỗi tại thủy điện?”. Mà không biết mình đang an toàn và lên mạng chém là do máy chạy bằng điện.