Sau khi Bộ Chính trị có Chỉ thị số 35 “về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”, đến nay, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có 3 bài viết quan trọng, nhấn mạnh việc phải chuẩn bị tốt công tác nhân sự, nhất là nhân sự Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và nhân sự các chức danh chủ chốt của Đảng và nhà nước. Đặc biệt, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 12 khóa XII của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh rằng “Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII cần có 3 độ tuổi (dưới 50; 50-60 và từ 61 tuổi trở lên)”.
Không phải ngẫu nhiên mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lại đưa quy định về độ tuổi là một trong những tiêu chí quan trọng khi lựa chọn để quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ, lãnh đạo. Bởi theo như lời của ông Nguyễn Đức Hà, nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ sở Đảng, Ban Tổ chức Trung ương cho biết “thì việc cơ cấu độ tuổi này nhằm tạo ra một sự kế thừa liên tục, vững vàng trong đội ngũ cán bộ, lãnh đạo cấp cao của Đảng, tạo thành một tập thể thực sự mạnh”. Nói một cách dễ hiểu, thì trong một tập thể lãnh đạo phải có người cao tuổi, có người vừa tuổi, có người ít tuổi. Mỗi lớp có một thế mạnh riêng. Có những công việc cần kinh nghiệm, sự điềm tĩnh, uy tín của những cán bộ lâu năm, nhưng ngược lại có những nhiệm vụ cần sự quyết đoán, mạnh mẽ, nhanh nhẹn của tuổi trẻ. Lựa chọn cán bộ, nói chung và cán bộ lãnh đạo nói riêng cũng cần phải tính đến yếu tố này.
Thẳng thắn mà nói việc cơ cấu nhân sự là cả một quá trình, không phải ngày một ngày hai là có thể lựa chọn được người. Một cán bộ đưa vào quy hoạch có chuyên môn tốt, được tín nhiệm nhưng trình độ lý luận chính trị chưa đạt chuẩn thì phải đưa đi đào tạo, bồi dưỡng thêm. Còn nếu kinh nghiệm thực tiễn vẫn còn non thì được luân chuyển nhiều vị trí để rèn luyện thử thách để trưởng thành và phát triển hơn. Như vừa qua đã có hàng loạt cán bộ được luân chuyển từ địa phương về Trung ương như Bí thư tỉnh Điện Biên, ông Trần Văn Sơn làm Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Bí thư tỉnh Yên Bái, bà Phạm Thị Thanh Trà giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ; Bí thư tỉnh Đồng Tháp, ông Lê Minh Hoan được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp; Bí thư tỉnh Quảng Trị, ông Nguyễn Văn Hùng giữ chức Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thế thao và Du lịch; Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang, ông Nguyễn Thanh Nghị giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng; và ngược lại là Trung ương về địa phương như các cán bộ như: bà Đào Hồng Lan, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh; ông Đỗ Đức Duy, Chánh Văn phòng Bộ Xây dựng giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái…
Đã có những bài học kinh nghiệm sâu sắc, khi cán bộ chưa kinh qua nhiều kinh nghiệm, thử thách, rèn luyện, dẫn đến thoái hóa bởi quyền lực, vấp ngã khi ở đỉnh cao như trường hợp Nguyễn Xuân Anh, Tất Thành Cang… Thực tế, để có được một cán bộ cấp chiến lược không hề đơn giản chút nào. Chúng ta phải chuẩn bị từ 3 năm, 5 năm, thậm chí là 7 năm về trước. Vậy nên, có thể thấy việc quy định 3 độ tuổi trong cơ cấu nhân sự là để đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục vững vàng giữa các thế hệ lãnh đạo, để tạo ra tập thể đoàn kết, thống nhất, kế thừa, bổ sung cho nhau, phát huy những mặt mạnh, hạn chế những mặt còn khiếm khuyết.
Ấy thế mà, lợi dụng việc Đại hội các cấp đang diễn ra và Đại hội 13 sắp đến, trang Báo Tiếng dân lại đăng tải bài viết của Nguyễn Ngọc Chu “bới bèo ra bọt” về quy định cơ cấu 3 độ tuổi, xuyên tạc về công tác sắp xếp nhân sự khi loạn ngôn rằng “Có nước nào bầu lãnh đạo theo khung tuổi không”; rồi thì “từ khi nào và ai đã đưa ra khung tuổi như trên vào bầu cử các chức vụ đứng đầu các tỉnh, thành, các bộ, ngành, Chính phủ, Quốc hội và vị trí Tổng Bí thư”. Chẳng lạ gì khi Nguyễn Ngọc Chu biên ra những bài viết tấn công vào các tiêu chuẩn, quy định lựa chọn nhân sự sắp tới. Cũng bởi vì chủ đề về nhân sự Đại hội sắp tới đây dễ viết, dễ lái sang hạ uy tín của Đảng, bôi lem, tạo nghi ngờ trong dư luận và đặc biệt là dễ kiếm view, kiếm cần câu cơm. Và mục tiêu cuối cùng của Nguyễn Ngọc Chu và đồng bọn là hướng tới phá hoại Đại hội 13, dùng ngòi bút chống phá công cuộc bầu chọn nhân sự, kích động mâu thuẫn, làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào chế độ.
Thế Khoa
Nguồn: Cánh cò