Liên quan đến nhân vật Sam Rainsy, một người luôn có quan điểm thù địch không chỉ với Campuchia mà cả với Việt Nam. Sam Rainsy là thủ lĩnh phe đối lập Campuchia đang sống lưu vong, từng bị chính quyền Campuchia truy nã với cáo buộc âm mưu lật đổ chính phủ hợp pháp, đang tìm mọi cách trở về Campuchia phát động “cuộc nổi dậy” chống lại chính phủ Thủ tướng Hun Sen.
Ông Sam Rainsy
Tiếp tục nuôi dưỡng âm mưu nhằm lật đổ chính quyền Thủ tướng Hun Sen, gần đây Sam Rainsy móc nối với các đối tượng phản động lưu vong tăng cường tuyên truyền các luận điệu xuyên tạc kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, vu cáo và kêu gọi chống Việt Nam. Đây là hoạt động mang tính chất nguy hiểm cao, theo chủ nghĩa “xét lại”, các đối tượng đã tận dụng mọi cơ hội để reo rắc vào đầu một số người dân Campuchia và một bộ phận người Việt Nam ở nước ngoài các thông tin những hình ảnh hoàn toàn sai lệch về Việt Nam. Đặc biệt, các thông tin đó còn được tán phát rộng rãi trên mạng xã hội, tạo tâm lý hoài nghi, kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, ảnh hưởng mỗi quan hệ giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Campuchia.
Thực hiện ý đồ đó, nhiều năm qua, các đối tượng này thường tuyên truyền rằng “Việt Nam đã xâm lấn biên giới”; “Hunsen là tay sai của Việt Nam” nhằm kích động dân chúng phá hoại nền dân chủ của Campuchia, tạo cớ để ông lên nắm quyền. Thậm chí chúng còn ngang nhiên tuyên truyền cho dân Campuchia và người Khmer Nam bộ (Khmer Krom) lòng thù hận Việt Nam, yêu sách đòi Việt Nam phải công nhận rằng trước 1949 dải đất từ Ninh Thuận trở vào thuộc Campuchia Krom. Thậm chí, Sam Rainsy hứa hẹn rằng khi nắm quyền sẽ giành lại đảo Phú Quốc (tiếng Campuchia gọi là Koh-tral) và yêu sách ly khai cho cộng đồng Khmer Nam bộ.
Theo âm mưu mà chúng thảo luận là bước đầu chỉ yêu cầu Việt Nam công nhận lịch sử, không đòi đất, chỉ cần Việt Nam công nhận, chúng sẽ hỗ trợ người Khmer Krom có các động thái leo thang tiếp theo. Trong bài phát biểu kêu gọi biểu tình ở tỉnh Seam Reap, Sam Rainsy đã trắng trợn vu cáo “Các đảo (tranh chấp trên biển Đông) thuộc về Trung Quốc, nhưng người Việt Nam đang cố gắng chiếm các đảo đó từ Trung Quốc, vì người Việt Nam rất xấu”, và “Việt Nam lấy đất của người Campuchia”.
Đương nhiên, các yêu sách của các đối tượng sẽ không bao giờ được đáp ứng. Nhưng nhìn chung, các vấn đề trên được đối tượng quốc tế hóa nên nó có thể ảnh hưởng đến vị thế cũng như những định hướng phát triển của Việt Nam. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của những người Việt Nam đang sinh sống tại Campuchia (trong lịch sử đã có ít nhất 4 đợt đồ sát người Việt trên đất Campuchia).
Hiện tại, do thực lực ít ỏi nên Sam Rainsy đang ngóng chờ sự hỗ trợ của quốc tế. Nhất là các tổ chức thiếu thiệu chí với Việt Nam cũng như Campuchia. Tuy nhiên, chúng ta hòa toàn có thể yên tâm, vì hiện tại, xuất phát từ những phát ngôn chính thức từ Chính phủ Campuchia, được sự đồng thuận cao của cộng đồng các nước ASEAN, nên Sam Rainsy dường như không được đón chào, thậm chí còn nằm trong đối tượng chú ý hoặc cấm nhập cảnh.
Nhất là Thái Lan – quốc gia có đường biên giới kéo dài với Phnom Penh. Các lực lượng an ninh Thái Lan dọc theo biên giới với Campuchia vẫn được đặt trong tình trạng báo động đối với “những phần tử xúi bẩy chính trị” bất chấp việc ông Rainsy không được lên máy bay tới Bangkok để trở về nước. Các trạm kiểm soát trên đường vẫn hoạt động trên tất cả các quận của tỉnh Sa Kaeo, giám sát di chuyển của người dân đến biên giới. Những áp phích có hình các nhà lãnh đạo đối lập Campuchia được dựng lên bằng cả hai thứ tiếng Thái Lan và Khmer.
Mới đây, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha cho biết ông đã ra lệnh để ngăn không cho ông Sam Rainsy, người sáng lập Đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) bị giải thể và hiện sống lưu vong ở nước ngoài, vào Bangkok.
Trong một cuộc họp báo tại thủ đô Bangkok, theo Hãng tin Reuters, Thủ tướng Prayuth tuyên bố sẽ tuân thủ cam kết giữa các thành viên ASEAN và không can thiệp vào các vấn đề nội bộ của nhau. “Theo cam kết của chúng tôi với tư cách thành viên ASEAN, chúng tôi sẽ không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, và chúng tôi sẽ không cho phép một cá nhân chống chính quyền dùng Thái Lan để phục vụ mục đích này”.
Mã Phi Long
Nguồn: Bản tin Dân chủ