Càng gần đến thời gian diễn ra Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng, các thế lực thù địch, phản động ráo riết, tăng cường các hoạt động gây “chiến tranh tâm lý”, tán phát nhiều bài viết với nội dung xuyên tạc nhằm phá hoại tư tưởng, chống phá Đại hội Đảng. Hoạt động này mới nhưng phương thức của các đối tượng đã có những sự điều chỉnh trở nên tinh vi, xảo quyệt hơn, các nội dung tuyên truyền chống phá cũng được che đậy bởi những vỏ bọc kín kẽ trong bối cảnh quốc tế và khu vực đã và đang có nhiều biến động lớn về kinh tế – chính trị.
Tuy nhiên, một trong những hướng tuyên truyền phổ biến được các đối tượng diễn đi diễn lại nhiều lẫn đó là việc kêu gọi đòi đa nguyên, đa đảng. Nhưng khác với việc đòi xóa bỏ Đảng hoặc thực hiện đa đảng đối lập, thủ đoạn mới mà các “nhà rân chủ” phô diễn đó là đòi chia tách Đảng, chia tác quyền lực nhà nước tại Việt Nam, cho rằng những “giải pháp” mang tính thần kinh, hoang tưởng về chính trị.
Cụ thể: các đối tượng cho rằng Đảng cộng sản tách đôi là cách đa đảng giúp ổn định và không biến loạn. Theo những lập luận các đối tượng đưa ra, việc áp dụng ngay lập tức đa đảng chính trị có thể là chưa phù hợp với Việt Nam và nêu ra quan điểm để đẩy mạnh dân chủ hóa, Đảng cộng sản cầm quyền có thể “tự tách đôi”.
Bài viết chống phá của các thế lực thù địch
Để củng cố luận điệu của mình, các đối tượng tiếp tục ca ngợi nền dân chủ cũng như thể chế chính trị phương Tây và quy chụp tư tưởng chỉ có đa nguyên, đa đảng mới có dân chủ. Các đối tượng này liên tục ca ngợi, hình tượng hóa sự “dân chủ” của phương Tây và tấn công, đả phá nền dân chủ tại Việt Nam. Đây là những luận điệu không mới nhưng việc lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy càng chứng tỏ rõ ràng bộ mặt thù hằn của các thế lực thù địch nhằm chống phá thể chế chính trị tại Việt Nam.
Bình cũ rượu mới, trước Đại hội Đảng các cấp, kỳ nào cũng có những chiến dịch phá hoại. Những quanh co câu chuyện này cũng vẫn bài ca muôn thủa được họ rêu rao “nhai đi nhai lại” nhiều lần, chỉ có khác và mới lạ hơn là các đối tượng ẩn giấu dưới những ngôn từ hào nhoáng và luận điệu vì dân chủ, nhân quyền trong bối cảnh mới để lừa dối người dân.
Tuy nhiên, với những cuộc cách mạng màu, cách mạng đường phố đòi đa nguyên, đa đảng ở các nước Trung Đông và Bắc Phi thời gian qua, không chỉ riêng Việt Nam mà cả thế giới đang “ngán ngẩm” chiêu trò đòi “dân chủ”, “nhân quyền” theo dạng lật đổ chính phủ đang cầm quyền và khiến cho các quốc gia đó không những phát triển theo hướng tích cực mà đẩy đất nước của họ vào cảnh nội chiến, người dân thì bị đày đọa bởi chiến tranh, bom đạn, chết chóc, đói nghèo và the hương cầu thực.
Hãy nhìn vào các cuộc chiến tranh, những xung đột vũ trang, những vấn đề tiêu cực trên thế giới những năm qua để thấy được bản chất của cái gọi là dân chủ tư sản mà các đối tượng vẫn luôn ca ngợi. Trong khi dân chủ tư sản được một số kẻ thần thánh hóa thì thực tế, các nước theo chế độ dân chủ tư sản lại đang đi “ban phát” chiến tranh, xung đột, bom đạn, đau thương v.v… cho nhiều dân tộc khác.
Đặc biệt, thời gian qua, dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đã mang tới những sự phát triển to lớn trong phát triển kinh tế, xã hội, nâng tầm vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Nhất là thành công của cuộc chiến chống đại dịch Covid 19, càng chứng tỏ sự ưu việt của một Đảng lãnh đạo, thống nhất một ý trí, một nền tảng tư tưởng, đoàn kết từ trung ương đến tận cơ sở. Và hiện nay, với sự quyết tâm mà Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đang tiếp tục muốn lan tỏa đến toàn dân đó là việc Đảng ta đang tự củng cố sức mạnh của bản thân để nâng cao năng lực, sức chiến đấu và bảo vệ vững chắc độc lập, dân chủ của đất nước, lãnh đạo toàn diện mọi mặt chăm lo phát triển đời sống kinh tế, chính trị, xã hội cho nhân dân.
Hơn nữa, việc một xã hội dân chủ hay không dân chủ không thể quyết định bởi yếu tố nó đa nguyên hay không đa nguyên, một đảng lãnh đạo hay nhiều đảng lãnh đạo mà nó quyết định bởi mục tiêu phát triển, quan điểm phát triển, thực tế lãnh đạo đất nước của người cầm quyền, chính sách, pháp luật… đang được thực hiện. Không có một công thức nào là cố định để có một nền dân chủ. Nếu đa nguyên, đa đảng nhưng giới chức lãnh đạo không quan tâm đến nhân dân thì quyền lực nhà nước chỉ thuộc về những người lãnh đạo. Ngược lại, nếu một đảng lãnh đạo nhưng đảng đó là đảng do quần chúng nhân dân tạo thành, khi ý đảng – lòng dân là một, khi lợi ích của người dân là điều cao quý nhất thì khi đó nền dân chủ vẫn được thực thi.
Mã Phi Long
Nguồn: Bản tin Dân chủ