Từ ngày 07 đến ngày 14/09/.2020, TAND Tp. Hà Nội đã tiến hành phiên xử sơ thẩm vụ án giết người, chống người thi hành công vụ ở xã Đồng Tâm. Kết thúc phiên tòa, HĐXX tuyên Lê Đình Công và Lê Đình Chức án tử hình, Lê Đình Doanh án chung thân, Bùi Viết Hiểu 16 năm tù, Nguyễn Quốc Tiến 13 năm tù, Nguyễn Văn Tuyển 12 năm tù, đều về tội giết người. 23 bị cáo còn lại lĩnh các mức án từ 15 tháng tù treo đến 6 năm tù giam đều về tội chống người thi hành công vụ.
Sau khi phiên tòa kết thúc, một số nhà dân chửi đã lên đồng rằng vụ Đồng Tâm sẽ khiến “người dân cả nước” và “thế giới tự do” đứng về phía họ để chống Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, một số bài viết trong chính dư luận “lề trái” đã chỉ ra rằng tuyên bố này chỉ là ảo tưởng.
Cụ thể, trong một bài nghiên cứu về các hoạt động truyền thông liên quan đến vụ việc, nghiên cứu sinh Trương Thanh Mai ở ĐH Arizona (Mỹ) cho rằng trong vụ Đồng Tâm, mạng xã hội đã đem lại nhiều ưu thế cho Nhà nước hơn cho nhóm nông dân, vì Nhà nước quản lý chặt các phương tiện truyền thông và có chiến lược lâu dài để xử lý vụ việc:
Trong thời gian diễn ra phiên tòa, một số thanh niên bất mãn giấu tên cũng trả lời phỏng vấn BBC rằng “vụ án Đồng Tâm gây tâm lý ‘sợ hãi, bất lực’ trong giới trẻ Việt Nam”. Những thanh niên này phản ánh rằng đa số người dân Việt Nam không chia sẻ quan điểm với họ, hoặc có thái độ an phận, bỏ cuộc.
Vậy vì sao các bản án trong vụ Đồng Tâm không khơi dậy sự xúc động trong bất cứ nhóm dư luận nào khác, ngoài những nhóm chống Nhà nước Việt Nam? Có ít nhất 2 lý do dẫn đến hiện tượng đó.
Thứ nhất, ngay từ đầu, các bị cáo đã không phải là bên đúng trong vụ việc. Yêu sách về đất đai của “Tổ Đồng Thuận” vốn dựa trên những thông tin sai về quyền sử dụng đất và giá đất. Các bị cáo cũng đã có hành vi bạo động, khi tấn công cảnh sát bằng gạch đá, pháo hoa, bom xăng. Khi giới dân chửi vứt bỏ cảm giác về đúng sai để tâng bốc các bị cáo lên thành anh hùng, thực ra họ tự làm mất tính chính đáng của họ trong mắt những người dân thường không có hận thù với chế độ.
Thứ hai, thực ra các bản án mà tòa đưa ra không có gì là quá đáng. Nhiều bị cáo không tham gia sâu vào hành vi bạo động đã chỉ bị truy tố về tội “Chống người thi hành công vụ”, hưởng án nhẹ, và được thả ngay sau phiên xử. Hai án tử hình được tuyên tại tòa khiến tổn thất nhân mạng của phía cảnh sát và phía bạo động trở nên ngang nhau. Trong khuôn khổ pháp lý và tình thế chính trị – xã hội hiện nay ở Việt Nam, tòa không thể tuyên một mức án nhẹ hơn thế.
Hiện nay, nhiều dấu hiệu cho thấy giới dân chửi sẽ tiếp tục khai thác vụ Đồng Tâm để tuyên truyền. Nếu họ khăng khăng bám giữ những niềm tin mang màu sắc hận thù của mình, thay vì thừa nhận phần sai lầm của các bị cáo và lắng nghe quan điểm của phần còn lại trong xã hội, họ sẽ tự làm mình sa lầy trong vụ Đồng Tâm, trong khi xã hội đã rút ra kinh nghiệm và tiếp tục bước sang những chuyện vui buồn mới.
Nguồn: Loa phường